xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Rầm rộ khai thác đá lậu

Bài và ảnh: Xuân Hoàng

Tình trạng khai thác đá trái phép diễn ra rầm rộ từ 15 năm nay tại xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai nhưng không được giải quyết triệt để

Xã Sông Trầu là khu vực có nhiều núi đá. Từ những năm 2000, tại đây bắt đầu diễn ra tình trạng khai thác đá trái phép. Gần đây, “đá tặc” lại chuyển sang hình thức hoạt động mới là mua đất của dân rồi khai thác ồ ạt. Trong khi đó, chính quyền từ cấp xã đến cấp tỉnh đều kêu “khó”.

Xới tung ruộng vườn

Những ngày giữa tháng 9 tại ấp 3, xã Sông Trầu, theo quan sát của chúng tôi, hầu như tất cả khu vực trong vùng, từ đất núi, vườn, ruộng… đều bị xới tung. Các con đường làng nham nhở. Khi chúng tôi có mặt tại đây, một số cơ sở chế biến đang hoạt động ồ ạt, các loại xe tải chở đá liên tục ra vào.

Ngay trung tâm ấp 3, khu vực còn tương đối hoang vắng là núi đá Mồ Côi, cách UBND xã khoảng 3 km, có một lối vào bị băm nát bởi vệt bánh xe tải. Dọc lối đi là các bãi đá. Dưới chân núi, phía sau khu rừng tràm là đất nông nghiệp xen lẫn “công trường đá” đã và đang bị khai thác trái phép, rộng hàng chục hecta. Đồi đã bị khai thác hết, bây giờ chỉ còn bãi đá rộng lớn này.

Quanh bãi đá, các khu vườn của dân trở thành những hố sâu. Khi chúng tôi vào đây, tại một số khu vực trong bãi đá, vài ba chiếc máy đào, xúc vẫn hoạt động ầm ĩ giữa trời mưa. Tại một số khu vườn trong nhà dân, các loại máy này cũng cần mẫn hoạt động.

Một “cò” đất ở trong vùng cho biết khu bãi đá này được khai thác cách đây khoảng 10 năm do một phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc làm chủ nên được mọi người gọi là “mỏ bà Hàn Quốc”. Sau đó, nhiều người thuê hoặc mua đất bằng hình thức viết giấy tay không qua chính quyền địa phương và khai thác đá ồ ạt. Khi chúng tôi đến, xuất hiện một số đối tượng dáng vẻ bặm trợn ra “hỏi thăm” với đầy vẻ hăm dọa.

Một cơ sở chế biến đá đặt ngay tại điểm “nóng” khai thác đá lậu ở ấp 3, xã Sông Trầu
Một cơ sở chế biến đá đặt ngay tại điểm “nóng” khai thác đá lậu ở ấp 3, xã Sông Trầu

Theo ghi nhận, tại địa bàn ấp 3, trước đây người dân thường trồng tràm, tiêu, cà phê, mía... Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, họ bỏ hẳn việc làm nông nghiệp để chuyển sang cho thuê hoặc bán đất vườn cho các thương lái. Các thương lái móc nối với một số chủ doanh nghiệp khai thác đá để kiếm lời.

Trung bình, mỗi sào đất được định giá tùy theo độ dày, nhiều ít của lượng đá bán với giá 100-200 triệu đồng. “Giá thuê thì mềm hơn, người ta chỉ lấy đá, chúng tôi sẽ cải tạo vườn và có vốn làm ăn” - một người dân nói.

Trao đổi với chúng tôi, một người nguyên là cán bộ xã Sông Trầu cho biết mấy ngày trước, tình trạng khai thác đá tại đây diễn ra ngang nhiên, ồ ạt. Tuy nhiên, gần đây nghe các ban, ngành đang sắp có chiến dịch xử lý nên “đá tặc” tạm ngưng, chỉ một số vẫn liều lĩnh hoạt động.

“Có gần chục cơ sở chế biến đá được cấp phép, chủ cơ sở mua đá hợp pháp từ các nơi đưa về chế biến. Tuy nhiên, các xe chở đá khai thác trộm vẫn về đây ồ ạt” - vị này thông tin.

Xử không xuể?

Bà Đỗ Thị Hồng Châu, Chủ tịch UBND xã Sông Trầu, lý giải việc tồn tại tình trạng trên là do lực lượng cán bộ xã mỏng, không đủ thẩm quyền, trong khi nhiều người dân lại hợp tác với các đối tượng khai thác đá trái phép do đất vườn cằn cỗi, họ muốn bán đá để lấy vốn làm ăn. “Chúng tôi vẫn kiểm tra, xử lý thường xuyên nhưng không xuể nên cần sự phối hợp, chỉ đạo từ huyện và tỉnh...” - bà Châu thừa nhận.

Một xe chở đá đang bị cảnh sát môi trường tạm giữ để tại UBND xã Sông Trầu từ gần 1 tuần nay
Một xe chở đá đang bị cảnh sát môi trường tạm giữ để tại UBND xã Sông Trầu từ gần 1 tuần nay

Theo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trảng Bom, “đá tặc” hoạt động tràn lan, khó kiểm soát như hiện nay là do xử lý thiếu kiên quyết, kịp thời từ lúc mới manh nha. Tính từ đầu năm đến nay, đơn vị này đã kiểm tra, phát hiện và xử phạt 16 trường hợp vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản, khai thác đất đá với số tiền 150 triệu đồng. Tuy nhiên, với mức chế tài và cách quản lý như hiện nay, khó có thể giải quyết được vấn đề một cách rốt ráo.

“Nhiều lần, lực lượng bảo vệ môi trường và công an huyện tập kích các đối tượng khai thác đá lậu nhưng khi đến nơi thì họ đã bỏ của chạy lấy người. Một số trường hợp bị xử phạt nhưng sau đó vẫn tiếp tục hoạt động” - đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trảng Bom cho biết.

Một lãnh đạo huyện Trảng Bom khẳng định sắp tới sẽ có các biện pháp mạnh hơn để giải quyết tình trạng trên một cách triệt để; đặc biệt, sẽ kiểm tra và xử lý cả những người thực thi công vụ nếu không làm tốt trách nhiệm.

Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Thường, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, cho biết cơ quan này đang phối hợp với các ban, ngành cấp huyện, xã để tìm cách giải quyết tình trạng trên. “Đây là vấn đề nhức nhối về môi trường tại Đồng Nai, cần có cách xử lý hợp lý. Chúng tôi đã yêu cầu các ban, ngành cấp huyện báo cáo để tìm cách giải quyết nhưng đến nay vẫn chưa có phản hồi...” - ông Thường nói.

Cả quả đồi gần như bị san phẳng

Theo ông Nguyễn Ngọc Thường, tình trạng khai thác trái phép đất, đá đang diễn ra nhiều nơi, trong đó ngang nhiên nhất là ở 2 huyện Trảng Bom và Thống Nhất. Ngoài ra, các khu vực thuộc xã Tam An, huyện Long Thành; núi Le, huyện Xuân Lộc, tình trạng khai thác đá cũng diễn ra ồ ạt, thậm chí có nơi cả quả đồi gần như bị san phẳng.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo