xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sân bay Long Thành: Khó đạt mục tiêu trung chuyển

Ánh Nguyệt

Sân bay Long Thành được xây dựng với mục tiêu trở thành sân bay trung chuyển trong khu vực Đông Nam Á nhưng nó có gì hấp dẫn để lôi kéo các hãng hàng không?

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho rằng quỹ đất hạn chế nên rất khó mở rộng hoặc xây thêm các hạng mục trong sân bay Tân Sơn Nhất (TSN). Thế nhưng, thay vì dùng để xây thêm nhà ga phục vụ hành khách, phần đất 157 ha trong sân bay TSN (thuộc khu vực quân sự) lại được cho thuê làm sân golf, xây tổ hợp khách sạn 5 sao và nhà hàng cao tối đa 12 tầng, khu chung cư cao cấp 8 tầng...
 
Theo ThS Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, nếu phần đất cho thuê này được dùng để xây nhà ga thì công suất sân bay TSN chắc chắn sẽ đạt 35 triệu lượt khách/năm.

Uy hiếp an toàn bay

Trong nhiều văn bản trả lời cử tri TP HCM và các chuyên gia hàng không, Bộ GTVT cho rằng sân bay TSN (kể cả sân bay Biên Hòa) bị bao quanh bởi khu dân cư dày đặc. Vì thế, việc mở rộng rất khó do tác động môi trường không nhỏ, dân cư xung quanh phải đối mặt với mối nguy hiểm về tai nạn máy bay và chịu đựng tiếng ồn suốt ngày.
 
img
Khách quốc tế đến sân bay Tân Sơn Nhất, TP HCM Ảnh: Tấn Thạnh

Tuy nhiên, nếu vậy thì những người chơi golf, ăn uống, ngủ nghỉ tại cụm khách sạn, nhà hàng và khu dân cư nằm trong khu vực 157 ha cũng hứng trọn mối nguy hiểm này, thậm chí với mức độ còn cao hơn. Bộ GTVT cũng dường như đã lờ đi tác động môi trường của sân golf lên khu vực này khi một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt giun được trút xuống để ngăn mầm bệnh phá hoại cỏ.

Theo quy chế bay trong khu vực sân bay TSN, các chướng ngại vật cần chú ý có độ cao 10-160 m. Vì vậy, cụm sân golf, khu dân cư, nhà hàng cao tối đa 12 tầng (tương đương 50 m) nằm trong sân bay này sẽ uy hiếp an toàn bay.
 
Ông Lê Trọng Sành, nguyên Trưởng Phòng Quản lý bay sân bay TSN, cho biết tất cả cao ốc trong bán kính 30 km tính từ sân bay đều có khả năng ảnh hưởng đến an toàn bay, trong khi khu sân golf lại nằm cách tâm sân bay TSN chưa đầy 1 km.

Theo ông Sành, các chướng ngại vật này còn hạn chế hoạt động của các đài, trạm thông tin, radar dẫn đường hàng không... Khi cất, hạ cánh, máy bay cần một khoảng không gian đủ rộng để nâng, hạ độ cao theo vòng lượn đã được thiết lập trước. Cũng theo quy chế bay, vòng lượn phải được thiết lập ở phía Bắc sân bay TSN, tức khu sân golf đang xây, tránh xa hẳn khu vực kho xăng, nhà ga, sân đậu máy bay... Vì vậy, việc xây dựng khu sân golf, nhà hàng, khách sạn chắc chắn sẽ uy hiếp an toàn bay, nhất là với các máy bay lớn.

Chỉ như điểm đến cuối cùng?

Sân bay quốc tế Long Thành được xây dựng với mục tiêu trở thành sân bay trung chuyển trong khu vực Đông Nam Á, có khả năng cạnh tranh với các sân bay lớn trên thế giới. Theo PGS-TS Nguyễn Thiện Tống - nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật hàng không Khoa Kỹ thuật giao thông Trường ĐH Bách khoa TP HCM - Bộ GTVT phải giải quyết câu hỏi: Sân bay Long Thành có gì hấp dẫn để kéo các hãng hàng không đến trung chuyển?

Ngoài hệ thống sân đỗ máy bay, các dịch vụ đi kèm trong nhà ga của sân bay Long Thành cũng phải thật tốt - chí ít là bằng hoặc hơn các sân bay ở Hồng Kông, Thái Lan, Singapore - mới có khả năng lôi kéo các hãng hàng không đến trung chuyển. Theo ông Tống, điều này xem chừng rất khó.

ThS Nguyễn Xuân Thành cho biết đã có nhiều nước xây sân bay với mong muốn trở thành những đầu mối trung chuyển nhưng ít nơi thành công. Trong phạm vi Đông Nam Á, Thái Lan và Singapore đã có sân bay đóng vai trò trung chuyển cho khu vực với quy mô bằng sân bay Long Thành. Malaysia cũng từng xây một sân bay lớn với ý định trung chuyển nhưng đã thất bại.

ThS Thành phân tích: Việc hàng chục hãng hàng không sử dụng cùng một sân bay sẽ tạo ra “hiệu quả mạng lưới”, từ đây hành khách có thể thực hiện nhiều kết nối hơn. Thất bại của Malaysia là chưa tạo ra được “hiệu quả mạng lưới” dù chi phí sân bay ở đó rất thấp. Điều này cũng sẽ đe dọa sân bay Long Thành.

Trong khi đó, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV - đơn vị lập dự án đầu tư sân bay Long Thành) cho rằng sân bay Long Thành được xem là nhiều lợi thế hơn vì Việt Nam có dân số đông hơn nên nhu cầu tiềm năng phải lớn hơn; chi phí nhân công thấp hơn nên có thể thu hút các hãng hàng không. Sân bay Long Thành còn có nhiều hướng kết nối giao thông mà các cảng hàng không khác không có.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia trong ngành, những thuận lợi nêu trên không phục vụ cho mục tiêu trở thành sân bay trung chuyển có khả năng cạnh tranh trong khu vực mà chỉ có thể khiến sân bay Long Thành trở thành điểm đến cuối cùng - điều này đang được sân bay TSN làm rất tốt. Chưa kể, sân bay Long Thành cũng gặp nhiều bất lợi: Ít lao động có chuyên môn, chất lượng dịch vụ trong nhà ga còn tù mù...
 

Số liệu quan trọng

PGS-TS Nguyễn Thiện Tống lưu ý Bộ GTVT nên thống kê kỹ lượng hành khách xuống sân bay TSN như là điểm đến cuối cùng hay để trung chuyển. Số liệu này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng sân bay Long Thành. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa thấy ACV lẫn Bộ GTVT công bố số liệu này.

 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo