xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sắp trình điều chỉnh quy hoạch bauxite

THẾ DŨNG

Phương án điều chỉnh sẽ hướng tới sản xuất nhôm từ alumin, đến năm 2014 dự kiến sẽ sản xuất thép từ bùn đỏ

Ngày 6-3, ông Lê Dương Quang, Thứ trưởng Bộ Công Thương, cho biết bộ đang tiến hành điều chỉnh quy hoạch dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên và dự kiến trình Chính phủ trong quý I/2013.

Chưa nên xuất khẩu

Theo Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), năm 2013, sản lượng alumin của Nhà máy Tân Rai - Lâm Đồng là 300.000 tấn. Tuy nhiên, sản phẩm chính thức ra mẻ đầu tiên từ tháng 12-2012, đến nay mới ký hợp đồng  xuất bán được trên 10.000 tấn và bán dưới giá thành, chưa tính chi phí vận chuyển đến cảng. Bên cạnh đó, với quãng đường vận chuyển 260 km từ nhà máy đến cảng Gò Dầu - Đồng Nai, nhiều chuyên gia khẳng định giá thành alumin của Việt Nam còn lỗ nặng thêm.
 
img
Hồ chứa nước rửa quặng của Nhà máy Alumin Tân Rai. Ảnh: THU SƯƠNG

Ông Lê Dương Quang cho rằng theo quy hoạch khai thác bauxite Tây Nguyên hiện hành cũng như phương án điều chỉnh tới đây thì vẫn phải tính tới việc sản xuất nhôm – gọi là chế biến sâu. “Hiện đang có một nhà đầu tư rất tích cực với mục tiêu này. Bộ Công Thương đang theo dõi đề nghị này vì bộ có nhiệm vụ tham gia về thiết kế cơ sở của dự án” - ông Quang cho hay.

Ông Nguyễn Chân, nguyên bộ trưởng Bộ Mỏ và Than, cho rằng việc dừng nhà máy bauxite là khó nhưng không nên xuất khẩu mà cần sản xuất cầm chừng và tích lũy lại sau này có điều kiện sẽ làm nhôm. 300.000 tấn alumin sản xuất trong năm 2013 cũng như các năm tiếp theo nên để dành, còn nếu xuất khẩu thì vừa lỗ lại phải đầu tư rất lớn để làm đường vận chuyển bauxite.

“Cái khó nhất để sản xuất nhôm là thiếu điện nên Vinacomin phải tính chuyện sản xuất điện từ việc cơ cấu lại đầu tư, tiết giảm chi phí sản xuất than, đặc biệt là đẩy nhanh việc khai thác bể than đồng bằng sông Hồng” - ông Chân góp ý.

Đẩy nhanh nghiên cứu sản xuất thép từ bùn đỏ

Trong khi đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có văn bản yêu cầu Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) cùng các bộ, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu công nghệ sản xuất thép và vật liệu xây dựng từ nguồn thải bùn đỏ trong quá trình sản xuất alumin tại Tây Nguyên ở quy mô pilot (giai đoạn thử nghiệm sản xuất bán công nghiệp). Phấn đấu cuối năm 2013 có kết quả nghiên cứu, thử nghiệm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương phải chỉ đạo Vinacomin phối hợp với Viện Hóa học, Công ty CP Thương mại Thái Hưng và các đơn vị trong ngành thép nghiên cứu và lập dự án đầu tư sản xuất sắt xốp từ bùn đỏ theo phương pháp hoàn nguyên. Ngoài ra, Bộ Xây dựng chỉ đạo Viện Vật liệu xây dựng phối hợp với Vinacomin và VAST nghiên cứu việc sử dụng xỉ trong quá trình sản xuất sắt xốp từ bùn đỏ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6-2013.

Thứ trưởng Lê Dương Quang cho biết đề án đã thí nghiệm thành công trong phòng thí nghiệm, bước tiếp theo là tiến hành sản xuất quy mô pilot. Dự kiến, trong năm 2013, VAST sẽ phối hợp với các bên bắt tay ngay vào sản xuất bán công nghiệp để năm 2014 có kết quả. “Kết quả sản xuất bán công nghiệp mà thành công thì mới có thể khẳng định công nghệ có đạt yêu cầu hay không, cũng như hiệu quả kinh tế” - ông Quang nhìn nhận. Để thực hiện đề án này, Bộ Công Thương và Vinacomin sẽ phối hợp cung cấp nguyên liệu, mặt bằng…; còn trách nhiệm chính thì Chính phủ giao VAST.
 
Công nghệ lạc hậu?
“Mổ xẻ” dự án bauxite, ông Nguyễn Chân không đồng tình với trả lời của Bộ trưởng Bộ Công Thương về công nghệ Bayer sản xuất alumin là tiên tiến nhất. “Công nghệ Bayer có từ 200 năm nay và đã được sử dụng phổ biến những năm 1960, nếu có chỉ là cải tiến công đoạn nào đó trong công nghệ này” - ông Chân nhận xét.
Ông Lê Dương Quang thừa nhận công nghệ Bayer có từ cả 100 năm nay nhưng đây là công nghệ truyền thống đã được khẳng định và các giải pháp kỹ thuật cụ thể cũng liên tục được cải tiến. “Các nhà sản xuất alumin và nhôm lớn trên thế giới đều áp dụng nguyên lý công nghệ Bayer” - ông Quang khẳng định.
 

“Nếu theo Bộ Công Thương, Trung Quốc chào bán công nghệ sản xuất nhôm tiên tiến nhất của thế giới nhưng tiêu hao tới 14.500 KWh/tấn thì là điều rất nực cười. Trong khi 50 năm trước, thế giới đã đạt mức 14.000 KWh/tấn nhôm” - ông Nguyễn Chân nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo