xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sau cầu Ghềnh, phập phồng lo cầu Bình Lợi xuống cấp

Quốc Chiến

(NLĐO) - Cầu Bình Lợi cũ (quận Bình Thạnh) là cây cầu lưu thông đường sắt nhưng đã xuống cấp trầm trọng và thường xuyên bị tàu thuyền, sà lan đâm phải.

 


Cầu Bình Lợi cũ bắc qua sông Sài Gòn gồm phần đường ray xe lửa và phần đường nhỏ để lưu thông đường bộ. Tuy nhiên hiện nay, cầu Bình Lợi cũ đã xuống cấp trầm trọng, tiềm ẩn nguy cơ bị tàu thuyền, sà lan đâm phải khi nước lớn.

Cầu Bình Lợi cũ bắc qua sông Sài Gòn gồm phần đường ray xe lửa và phần đường nhỏ để lưu thông đường bộ. Tuy nhiên hiện nay, cầu Bình Lợi cũ đã xuống cấp trầm trọng, tiềm ẩn nguy cơ bị tàu thuyền, sà lan đâm phải khi nước lớn.

 

Khoảng 13 giờ ngày 21-3, nước sông Sài Gòn đã dâng cao khiến cho nhiều tàu thuyền, sà lan không thể lưu thông qua khu vực dưới cầu Bình Lợi cũ. Nhiều tài công phải trở về hoặc neo đậu phương tiện hai bên bờ sông Sài Gòn chờ nước xuống. Sau vụ sập cầu Ghềnh, lực lượng chức năng đường thủy cũng liên tục túc trực tại đây để hướng dẫn tàu thuyền, sà lan lưu thông an toàn.

Sau vụ sập cầu Ghềnh, lực lượng chức năng đường thủy luôn túc trực tại cầu Bình Lợi cũ.
Sau vụ sập cầu Ghềnh, lực lượng chức năng đường thủy luôn túc trực tại cầu Bình Lợi cũ.

Vụ sập cầu Ghềnh (Đồng Nai) đã khiến tình trạng giao thông rối loạn, tuyến đường sắt đứt mạch. Trên địa bàn TP HCM, cầu Bình Lợi cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ sập bất cứ lúc nào.

 Hiện nay, Cầu Bình Lợi cũ (quận Bình Thạnh) đã có dấu hiệu xuống cấp trầm trọng. Cây cầu này cũng là nơi lưu thông của tuyến đường sắt Bắc Nam. Sau vụ sập cầu Ghềnh, tàu hỏa tạm thời không lưu thông qua đây nhưng phần cầu dành cho đường bộ vẫn tấp nập người qua lại dù lượng người qua đông nên cầu rung lắc bần bật.

Ngoài ra, mỗi khi thủy triều dâng cao, tàu thuyền, sà lan không đủ khoảng cách để lưu thông nhưng nhiều tài công không nắm bắt được điều này vẫn cho phương tiện lưu thông và “húc” vào cây cầu. Chỉ trong năm ngoái, cây cầu này hứng chịu hai cú đâm, va chạm mạnh từ các sà lan. Mỗi lần tai nạn như vậy, tình trạng giao thông đường thủy và đường bộ nơi đây lại tắc nghẽn hàng giờ

Giữa năm ngoái, để giải cứu chiếc sà lan kẹt cứng bên dưới và đội gầm cầu lên, lực lượng cứu hộ phải huy động thợ hàn đến cắt trụ neo. Gần đây, một sà lan khác lại đâm vào thành cầu làm lệch đường ray tàu hỏa. Hậu quả, các chuyến tàu hỏa qua khu vực này phải trì hoãn hàng giờ liền.

 


Cầu Bình Lợi có phần đường ray xe lửa đi qua nhưng trên chính đường ray này cũng là nơi tập trung câu cá, chụp hình của nhiều người.

Cầu Bình Lợi có phần đường ray xe lửa đi qua nhưng trên chính đường ray này cũng là nơi tập trung câu cá, chụp hình của nhiều người.


Phần cầu còn lại dành cho lưu thông đường bộ nhưng rất hẹp khiến cho việc lưu thông hết sức khó khăn.

Phần cầu còn lại dành cho lưu thông đường bộ nhưng rất hẹp khiến cho việc lưu thông hết sức khó khăn.


Xe cộ phải chen chúc nhau đi qua chiếc cầu, trong khi lan can cầu cũng rất thấp, dễ gây tai nạn.

Xe cộ phải chen chúc nhau đi qua chiếc cầu, trong khi lan can cầu cũng rất thấp, dễ gây tai nạn.

Phần giữa cây cầu là những tấm xi măng đặt liền nhau đã nứt nẻ và mục lổm chổm nhiều chỗ.
Phần giữa cây cầu là những tấm xi măng đặt liền nhau đã nứt nẻ và mục lổm chổm nhiều chỗ.

Những mảng cầu đã mục nát, sẵn sàng sụp đổ bất cứ lúc nào, nhìn xuống thấy nước sông dâng gần thân cầu.

Những mảng cầu đã mục nát, sẵn sàng sụp đổ bất cứ lúc nào, nhìn xuống thấy nước sông dâng gần thân cầu.


Hai đầu cầu làm bằng những mảnh sắt hàn gắn, nứt nẻ rỉ sét và xuống cấp trầm trọng, rung lên bần bật mỗi khi xe cộ chạy qua.

Hai đầu cầu làm bằng những mảnh sắt hàn gắn, nứt nẻ rỉ sét và xuống cấp trầm trọng, rung lên bần bật mỗi khi xe cộ chạy qua.


Cầu Bình Lợi cũ đã xuống cấp trầm trọng, hằng ngày người dân vẫn phải lưu thông qua cầu trong nỗi sợ... cầu sập.

Cầu Bình Lợi cũ đã xuống cấp trầm trọng, hằng ngày người dân vẫn phải lưu thông qua cầu trong nỗi sợ... cầu sập.


Sau vụ sập cầu Ghềnh (Đồng Nai), lực lượng chức năng luôn túc trực dưới cây cầu Bình Lợi cũ để hướng dẫn tàu thuyền, sà lan qua cầu hoặc neo đậu an toàn nếu không qua cầu được.

Sau vụ sập cầu Ghềnh (Đồng Nai), lực lượng chức năng luôn túc trực dưới cây cầu Bình Lợi cũ để hướng dẫn tàu thuyền, sà lan qua cầu hoặc neo đậu an toàn nếu không qua cầu được.

Mỗi khi thủy triều, nước sông lên cao khiến tàu thuyền không thể lưu thông qua được. Trong ảnh: Lực lượng chức năng đường thủy đang yêu cầu một chiếc thuyền cập bờ vì không thể lưu thông qua dưới cầu Bình Lợi cũ được.
Mỗi khi thủy triều, nước sông lên cao khiến tàu thuyền không thể lưu thông qua được. Trong ảnh: Lực lượng chức năng đường thủy đang yêu cầu một chiếc thuyền cập bờ vì không thể lưu thông qua dưới cầu Bình Lợi cũ được.

Lực lượng chức năng đang hướng dẫn một tàu chở cát lưu thông qua cầu Bình Lợi cũ.

Lực lượng chức năng đang hướng dẫn một tàu chở cát lưu thông qua cầu Bình Lợi cũ.


Chiều 21 - 3, nước sông Sài Gòn dâng cao, lực lượng chức năng liên tục tuần tra, các sà lan chở cát không thể lưu thông qua cầu Bình Lợi cũ đành đi đường khác hoặc neo đậu hai bên bờ sông đoạn cầu Bình Triệu.

Chiều 21 - 3, nước sông Sài Gòn dâng cao, lực lượng chức năng liên tục tuần tra, các sà lan chở cát không thể lưu thông qua cầu Bình Lợi cũ đành đi đường khác hoặc neo đậu hai bên bờ sông đoạn cầu Bình Triệu.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo