xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sẽ phải làm rõ trách nhiệm

Phạm Dương thực hiện

Ông Hà Văn Hiền, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH, khẳng định như trên và cho biết Vinashin bị đẩy tới tình trạng hiện nay là hậu quả của rất nhiều yếu tố

Phóng viên: Thưa ông, nguyên nhân nào dẫn đến đổ vỡ tại Vinashin?

 

img

- Ông Hà Văn Hiền:
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế trình trước QH cũng đã nói rõ những nguyên nhân dẫn tới sự đổ vỡ của Vinashin vừa qua không phải là mới, nó đã diễn ra một thời gian khá dài. Đợt giám sát của QH năm 2008 cũng đã có cảnh báo rồi nhưng rõ ràng các cơ quan chức năng kiểm tra không triệt để. Các cơ quan quản lý Nhà nước cũng chưa làm đến nơi đến chốn nên để thua lỗ của tập đoàn kéo dài và dẫn đến nợ chồng chất tới mức không có khả năng thanh toán. Tập đoàn này đứng trước khả năng phá sản rất rõ.
 
* Báo cáo của Chính phủ cũng như Ủy ban Kinh tế của QH đều nói tới trách nhiệm của Chính phủ khi để xảy ra đổ vỡ ở Vinashin nhưng lại chưa nói rõ trách nhiệm đến đâu, như thế nào?
 
- Trách nhiệm đó sẽ được các cơ quan chức năng làm rõ. Trong khuôn khổ thời gian có hạn, báo cáo cũng chỉ mới nêu vấn đề có tính chất chung, chứ không thể nêu chi tiết xem lỗi của từng cơ quan đến đâu.
 
* Với khoản nợ lên tới 86.000 tỉ đồng, cử tri và người dân cả nước đều mong mỏi cần phải chỉ rõ trách nhiệm cụ thể?
 
- Đương nhiên các cơ quan chức năng sẽ làm rõ trách nhiệm cụ thể, trong đó phải làm rõ với số nợ lớn như vậy thì do đầu tư dàn trải là bao nhiêu, sử dụng không hợp lý tài sản, vốn của Nhà nước như thế nào...
 
* Ông nhìn nhận thế nào về trách nhiệm của bộ chủ quản Vinashin cùng các cơ quan tham mưu của Chính phủ cũng như người đứng đầu Chính phủ?
 
- Báo cáo thẩm tra có đề cập trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu Nhà nước nhưng thực hiện chức năng này chưa rõ ràng, chưa tới nơi tới chốn. Nhưng cũng có một nguyên nhân nữa là do sự phân cấp mà không có đầu mối nào chịu trách nhiệm chính về Vinashin. Báo cáo của Ủy ban Kinh tế đã chỉ rõ sự cắt khúc trong quản lý Vinashin và các tập đoàn. Trong cải cách doanh nghiệp, khi làm rõ chức năng quản lý Nhà nước và chức năng chủ sở hữu cũng cần phải làm rõ vấn đề này, phải có cơ quan chịu trách nhiệm chính thì khi doanh nghiệp bị rủi ro mới có chỗ để quy trách nhiệm.
 
* Vấn đề của Vinashin đã được cảnh báo từ lâu song khi xảy ra mới thấy quá nặng nề. Vậy phải chăng có sự nể nang, bao che cho tập đoàn này?
 
- Đây là hậu quả của quản lý chưa chặt chẽ. Quản trị doanh nghiệp cũng chưa tốt nên dẫn đến việc đầu tư dàn trải, quy trình ra quyết định đầu tư không chuẩn. Việc bố trí cán bộ, nhân sự cũng có vấn đề... Có thể nói Vinashin bị đẩy tới tình trạng hiện nay là hậu quả của rất nhiều yếu tố.
 
* Vì sao trước kỳ họp có chương trình để QH thảo luận về vấn đề Vinashin nhưng trong chương trình chính thức lại không thấy?
 
- Chương trình kỳ họp có nội dung Chính phủ báo cáo về Vinashin nhưng sẽ thảo luận về vấn đề này kết hợp với việc thảo luận kinh tế - xã hội. Các đại biểu QH hoàn toàn có quyền phát biểu tất cả ý kiến của mình trong 2 ngày thảo luận kinh tế - xã hội tại hội trường. Tôi cho rằng sẽ có nhiều đại biểu đề cập vấn đề Vinashin.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo