xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sẽ sửa chữa ngôi trường cổ nhất Sài Gòn

N.Phan

(NLĐO) – Ngôi trường cổ nhất Sài Gòn - Trường Lê Quý Đôn, quận 3, TP HCM - sẽ được chỉnh trang, mở rộng . Đó là thông tin được phát đi từ UBND TP HCM

UBND TP HCM vừa chấp thuận phương án cải tạo, sửa chữa Trường Lê Quý Đôn, gồm 2 cấp học là THCS và THPT của quận 3.

Theo nhận định của UBND TP, Trường Lê Quý Đôn là công trình bảo tồn kiến trúc; được tiếp quản sử dụng từ sau ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Do đó, việc cải tạo, sửa chữa mở rộng trường phải xem xét tổng thể mặt bằng đã xây dựng theo đồ án thiết kế từ những năm 1877. Hàng rào chung của trường cũng cần được phục dựng.

Trường được khởi công xây dựng vào năm 1874 và hoàn tất vào năm 1877 - Nguồn ảnh: Wikipedia

Trường được khởi công xây dựng vào năm 1874 và hoàn tất vào năm 1877 - Nguồn ảnh: Wikipedia

Với 4 khu hiện nay, UBND TP chấp thuận phương án cải tạo, sửa chữa khu B theo nguyên mẫu, bảo đảm kiến trúc, mỹ thuật… nhằm bảo tồn di tích (không bổ sung hạng mục tầng hầm để xe).

Tuy nhiên, thành phố không chấp thuận xây chen khu E và yêu cầu giữ nguyên hiện trang khu A, phục chế lại Nhà truyền thống, Khu Hiệu bộ. Khi cải tạo nâng cấp công viên cây xanh, bố trí sân chơi, nơi tập thể dục, cần tính toán kỹ khu vực để xe cho giáo viên và học sinh.

UBND quận 3 được giao chỉ đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quận này nhanh chóng hoàn chỉnh lại thiết kế, dự toán, báo cáo lại UBND TP để xem xét quyết định.

Trường Lê Quý Đôn hiện nay

Trường Lê Quý Đôn hiện nay

img

Tượng Lê Quý Đôn trước cổng trường

Hàng lang trường

Hàng lang trường

 

THPT Lê Quý Đôn là trường trung học đầu tiên của Sài Gòn, được thành lập năm 1874 với tên gọi Collège Chasseloup-Laubat. Trường sở được khởi công xây dựng ngay vào năm 1874 và hoàn tất vào năm 1877.

 

Lúc đầu trường có tên Collège Indigène (Trung học bản xứ), không lâu sau được đổi tên thành Collège Chasseloup Laubat, theo tên Bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại (còn gọi là Bộ Thuộc địa) lúc bấy giờ là François Marquis de Chasseloup-Laubat (1754-1833).

Ban đầu, trường chỉ nhận các học sinh người Pháp, đến đầu thế kỷ 20 thì mở rộng để nhận thêm học sinh người Việt, tuy nhiên phải có quốc tịch Pháp. Do đó, trường phân biệt thành 2 khu: hhu dành riêng học trò người Pháp, gọi là Quartier Européen và khu dành cho học trò Việt có học thêm giờ tiếng Việt, gọi là Quartier indigène (khu bản xứ). Cả 2 khu này đều học chung chương trình Pháp và thi tú tài Pháp.

Năm 1954,  trường được đổi tên là trường Jean Jacques Rousseau, dạy chủ yếu là học sinh người Việt, nhưng vẫn do người Pháp quản lý. Đến 1967, trường được trả lại cho Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam Cộng hòa và trở thành Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn. Từ 1975, Việt Nam vẫn giữ tên gọi Lê Quý Đôn cho ngôi trường này, tuy nhiên phân tách thành hai khu dành cho học sinh cấp II (Trường THCS Lê Quý Đôn) và khu dành cho học sinh cấp III (Trường THPT Lê Quý Đôn). Đây là ngôi trường cổ xưa nhất tại Sài Gòn.

Trải qua hơn một thế kỷ, kiến trúc mang đậm chất Tây Âu của ngôi trường vẫn gần như nguyên vẹn, gồm 4 dãy nhà hai tầng ghép lại có hình chữ “khẩu”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo