xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sơn Mỹ hồi sinh

Bài và ảnh: KIỀU TRỰC

Hôm nay (16-3) là tròn 47 năm vụ thảm sát Sơn Mỹ (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi). Vùng đất đau thương này đang thay da đổi thịt từng ngày

Những con đường khang trang, những ngôi nhà cao tầng dần mọc lên ở vùng đất vốn xưa kia là hố bom, hố đạn và “vết thương” khó phai là vụ thảm sát ngày 16-3-1968 khi lính Mỹ tàn sát 504 thường dân nơi đây.

Ngày giỗ chung

Chúng tôi đến Sơn Mỹ những ngày đầu tháng 3 khi mùa hoa gạo nở đỏ rực, những ngôi nhà khang trang, san sát nhau. Nhìn vùng quê Sơn Mỹ với bao đổi thay, ít ai nghĩ nơi đây vốn là một vùng đất chết, in hằn những tàn tích khốc liệt của một thời mưa bom, lửa đạn. Lúc chúng tôi đến, nhiều gia đình đang tất bật cho ngày giỗ lớn nhất - ngày xảy ra vụ thảm sát.

Chúng tôi ghé vào ngôi nhà khá khang trang của ông Trần Nam (57 tuổi; ngụ thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê) khi cả nhà đang tất bật chuẩn bị lễ vật cho ngày giỗ những người thân đã chết trong cuộc thảm sát.

Ông Nam cho biết năm nào cũng vậy, cứ đến ngày này, gia đình làm đám giỗ, cúng viếng ông bà. “Ngày này cách đây 47 năm, riêng gia đình tôi có cha mẹ, ông nội, 2 người anh và 1 người em trai đã bị giết chết. Chỉ riêng tôi với bà nội và một người chị may mắn chạy thoát. Vì vậy, cứ đến tháng 3, con cháu trong gia đình dù đi làm ăn xa cũng phải về cúng viếng ông bà” - ông Nam nói.

Đã 47 năm nhưng ký ức về một ngày đau thương, mất mát vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí ông Nam. “Tôi vẫn nhớ như in, lúc đó gia đình đang quây quần ăn sáng, bất chợt một toán lính Mỹ từ ngoài xông vào nhà và xả súng. Cha, mẹ, ông nội và chị em tôi lần lượt bị trúng đạn, ngã gục. Lúc đó, tôi cố vùng chạy và thoát được ra cửa sau nhà” - ông Nam bùi ngùi.

Ông Trần Nam xem lại những bức ảnh chụp cảnh người thân bị thảm sát được lưu giữ trong Khu Bảo tàng chứng tích Sơn Mỹ
Ông Trần Nam xem lại những bức ảnh chụp cảnh người thân bị thảm sát được lưu giữ trong Khu Bảo tàng chứng tích Sơn Mỹ

Cạnh gia đình ông Nam, nhà bà Phạm Thị Thuận (71 tuổi) cũng đang tất bật chuẩn bị cúng giỗ. Trong ngày xảy ra vụ thảm sát, cả nhà bà Thuận có 13 người đều bị lính Mỹ bắt, xô ra mương nước rồi xả súng khiến 11 người chết. “Lúc đó, tôi ôm đứa con nhỏ vào lòng rồi giả chết nằm nấp bên thi thể những người thân, nhờ vậy mà sống sót” - bà Thuận kể.

Quên đi hận thù, nỗ lực xây dựng quê hương

Trải qua 47 năm với bao mất mát, đau thương, nhiều người dân Sơn Mỹ thấm thía hơn ai hết nỗi đau của chiến tranh, nỗi đau của tội ác. Thế nhưng, tất cả đều được người dân Sơn Mỹ hóa giải, biến thành động lực xây dựng lại vùng quê trù phú như hôm nay.

“Hồi đó, tôi căm giận lính Mỹ lắm vì gia đình đã bị lính Mỹ giết sạch. Nhưng đến bây giờ, tôi cũng không còn oán giận họ nữa. Có lẽ tất cả chỉ do chiến tranh...” - bà Thuận nói.

Cũng theo bà Thuận, mấy năm trở lại đây, nhiều người Mỹ, trong đó có những cựu binh tham gia vụ thảm sát, đã về thăm Sơn Mỹ. Điều đó làm cho người dân nơi đây cảm thấy tất cả nay chỉ là quá khứ. “Tôi cũng động viên con cháu phải nhìn từ quá khứ đau thương của gia đình để vươn lên xây dựng vùng đất này được khang trang hơn” - bà Thuận chia sẻ thêm.

Cũng là một trong những nạn nhân sống sót trong vụ thảm sát, ông Phạm Thành Công, Giám đốc Khu Bảo tàng chứng tích Sơn Mỹ, cho biết đã bao năm rồi nhưng nỗi đau về ngày thảm sát vẫn còn nguyên trong tâm trí. “Bây giờ nhìn quê hương thay đổi từng ngày, tôi vui lắm. Không ngờ Sơn Mỹ sau bao năm xảy ra chết chóc lại được hồi sinh. Nhìn những cựu binh Mỹ trở lại, đốt nhang trước vong linh người dân Sơn Mỹ vô tội, lòng tôi cũng hết hận thù” - ông Công nói.

Theo ông Trương Thanh Thảo, Chủ tịch UBND xã Tịnh Khê, sau ngày chiến tranh kết thúc, Tịnh Khê nói chung và làng Sơn Mỹ nói riêng thiệt hại nặng nề, trở thành vùng đất chết. Thế nhưng, với sự quyết tâm rất cao của người dân nơi đây, làng Sơn Mỹ được xây dựng, hồi sinh.

 

Đã xóa gần hết hộ nghèo

Hiện nay, xã Tịnh Khê cơ bản đã dần xóa hết hộ nghèo, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt loại cao trong toàn TP Quảng Ngãi. “Rất nhiều người dân Tịnh Khê ngày xưa vốn là nạn nhân sống sót sau vụ thảm sát có được cuộc sống ổn định, nhà cửa khang trang, tích cực xây dựng kinh tế, góp phần phát triển quê hương giàu đẹp hơn” - ông Trương Thanh Thảo cho biết.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo