xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sông Đồng Nai kêu cứu: “Hung thần” thủy điện

Bài và ảnh: Cao Nguyên

Việc xây dựng và đưa vào vận hành 2 thủy điện Đồng Nai 3 và Đồng Nai 4 đã tác động xấu đến hệ thống lưu vực sông Đồng Nai

Trên sông Đồng Naithủy điện Đồng Nai 3 và Đồng Nai 4 nằm ở khu vực giáp ranh giữa 2 tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng do Công ty Thủy điện Đồng Nai (thuộc Tổng Công ty Phát điện 1 - Tập đoàn Điện lực Việt Nam) làm chủ đầu tư. Việc xây dựng và đưa vào vận hành 2 thủy điện này đã gây nhiều hệ lụy đối với môi trường - xã hội, tác động xấu đến hệ thống lưu vực sông Đồng Nai.

Rừng tan nát

Để xây dựng 2 thủy điện Đồng Nai 3 và Đồng Nai 4, chỉ tính riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã có hơn 2.600 ha rừng ven sông Đồng Nai bị xóa sổ, tác động rất lớn đến môi trường tự nhiên.

Đoạn sông phía sau đập thủy điện Đồng Nai 4 khô cạn nước
Đoạn sông phía sau đập thủy điện Đồng Nai 4 khô cạn nước

Theo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 4, khi xây dựng công trình, một số diện tích rừng bị chặt phá. Đặc biệt, việc lấy gỗ để làm lán trại, củi đốt, bãi để xe máy, vật tư thiết bị và chỗ ở cho hàng ngàn công nhân đã làm giảm diện tích rừng, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái trong khu vực và vùng phụ cận.

Đối với vùng lòng hồ, khi diện tích nước ở cao trình 476 m, 322 ha đất rừng sẽ bị chìm ngập dưới lòng hồ thuộc các huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), Đắk G’long (Đắk Nông). Ở khu vực hạ du của công trình, do nước sông từ hồ chứa sẽ được chuyển bằng đường hầm dẫn tới nhà máy, tạo nên một đoạn sông khô cạn, đây là sông chạy qua khu vực có hơn 7.000 ha rừng giàu và trung bình cùng hàng chục ngàn hecta rừng các loại.

Để bù đắp diện tích rừng bị thiệt hại, đầu năm 2014, UBND tỉnh Đắk Nông đã giao Công ty Thủy điện Đồng Nai trồng hơn 1.300 ha rừng, số còn lại trồng hết trong năm 2015. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Bằng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, đến cuối tháng 3-2015, công ty chỉ mới trồng được 34 ha vì vướng một số vấn đề. Thực ra, số diện tích 34 ha là do Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng trồng từ vốn dịch vụ môi trường rừng nhưng tỉnh đã đồng ý đưa vào chỉ tiêu của Công ty Thủy điện Đồng Nai và doanh nghiệp có nghĩa vụ trả lại số tiền này.

Nói về những tác động của việc mất rừng, PGS-TS Bảo Huy (Trường ĐH Tây Nguyên) phân tích: Việc mất một diện tích rừng lớn ở lưu vực sông Đồng Nai có tác động rất lớn đến môi trường - xã hội như: giảm độ che phủ rừng, giá trị về gỗ, điều hòa khí hậu, đa dạng sinh học, sinh kế của người dân... “Đặc biệt, việc mất rừng ở lưu vực sông sẽ làm giảm chức năng điều hòa nguồn nước, giảm khả năng giữ nước vào mùa mưa dẫn đến nguy cơ lũ quét...” - ông Huy nói.

Sông “khát” nước

Ngày 28-3, phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc khảo sát phía sau đập chính của Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 4, cắt ngang sông Đồng Nai, đoạn giáp ranh giữa 2 xã Quảng Khê (huyện Đắk G’long) và xã Lộc Bảo (huyện Bảo Lâm).

Đập chính của Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 4 chắn ngang sông Đồng Nai, nước từ dòng sông này được dẫn bằng đường hầm về nhà máy nằm ở xã Lộc Bảo phát điện rồi mới được trả lại dòng sông cách vị trí ban đầu khoảng 14 km. Theo quan sát của chúng tôi, đoạn sông phía sau thân đập chỉ có dòng chảy rất nhỏ do nước rò rỉ từ thân đập và khu rừng xung quanh; lòng sông trơ đá, cát, cỏ cây mọc um tùm.

Bà Trần Thị Dung, một người dân địa phương, cho biết mùa mưa, có thời điểm cả 5 cống xả được nâng lên hết cỡ, nước chảy xuống đoạn sông này ầm ầm như thác đổ. Còn mùa khô, sông cạn nước, cỏ mọc nhiều nên người dân thường đưa trâu bò xuống sông chăn thả. Trước đây, đoạn sông phía dưới thân đập có rất nhiều loài cá nhưng giờ thì chỉ trơ đá và cây.

Trả lời câu hỏi của phóng viên vì sao phía sau Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 4 khô cạn, một lãnh đạo Phòng Kỹ thuật Công ty Thủy điện Đồng Nai nói: “Anh thấy môi trường chỗ đó thì đổ nước duy trì cái gì?”. Tuy nhiên, khi phóng viên hỏi “như vậy, theo ông thì không cần xả nước để duy trì dòng chảy?”, vị này khẳng định: “Chúng tôi vẫn thực hiện đúng như ĐTM là xả từ 0,6 m3/giây đến 1,4 m3/giây. Hiện nay, vẫn đang duy trì 0,6 m3/giây nhưng do lòng sông rộng nên chỉ chảy thành dòng nhỏ”.

Cũng theo vị này, trước khi xây dựng nhà máy, về mùa khô, đoạn sông có lưu lượng hơn 100 m3/giây, tính toán ban đầu sẽ có 14 km sông khô cạn. Tuy nhiên, sau đó, Nhà máy Thủy điện Đắk R’tíh xây dựng và xả nước với lưu lượng 68 m3/giây, cách thân đập khoảng 7 km nên thực tế chỉ còn 7 km khô cạn.

Tương tự, theo thiết kế kỹ thuật công trình thủy điện Đồng Nai 3, nước sông Đồng Nai được dẫn từ đập dâng tới nhà máy thủy điện nên đoạn sông sau đập có chiều dài 842 m, lưu lượng nước hầu như bằng 0 trong các tháng mùa khô. Tuy nhiên, theo ĐTM, do đoạn sông có độ ẩm phong phú, hẹp lòng, đáy bao gồm các loại trầm tích cát kết, bột kết biến chất che phủ lên đá bazan, các loại thủy sinh kém phát triển và khu vực này cũng không có công trình lấy nước dân sinh nên không cần phải xả nước khống để duy trì sinh thái lòng sông.

Kỳ tới: Quan ngại “đô thị cõi âm”

Tác động đến Bàu Sấu

ĐTM của Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 4 cho thấy việc thay đổi chế độ thủy văn sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại tự nhiên ở Bàu Sấu. Thực hiện chế độ quan trắc, với chế độ thủy văn gồm mẫu nước, lưu lượng dòng chảy, trạng thái tự nhiên của Bàu Sấu theo chế độ định kỳ mùa lũ và mùa cạn kể từ sau khi công trình vận hành để có các giải pháp thích hợp, kịp thời khuyến cáo và xử lý ngay.

Theo ông Nguyễn Đức Luyện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, 2 dự án thủy điện Đồng Nai 3 và Đồng Nai 4 đã tác động xấu đến môi trường. “ĐTM thì người ta phê duyệt hết cả rồi nhưng theo tôi thì sau một vài năm, chúng ta phải ĐTM lại để có cơ sở làm giảm tác động môi trường” - ông Luyện nêu quan điểm.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo