xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ lấp sông Đồng Nai: Không ai lấn và lấp sông bừa như thế

Văn Duẩn

(NLĐO)- GS-TSKH Phạm Hồng Giang, nguyên thứ trưởng Bộ NN-PTNT, cho rằng không ai đi lấn và lấp sông bừa như thế khi san lấp sông Đồng Nai để làm khu đô thị.

 

Dự án lấp sông Đồng Nai đang bị dư luận lên án kịch liệt. Ảnh: Xuân Hoàng

Dự án lấp sông Đồng Nai đang bị dư luận lên án kịch liệt - Ảnh: Xuân Hoàng

"Tìm kiếm lợi nhuận là chuyện của các doanh nghiệp, tuy nhiên nếu thu hẹp lòng sông một cách thô bạo sẽ gây hậu quả khó lường. Không ai đi lấn và lấp sông bừa như thế”, GS-TSKH Phạm Hồng Giang, nguyên thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam, Phó chủ tịch Ủy hội Đập lớn thế giới, đề nghị.

Hậu quả khó lường

GS-TSKH Phạm Hồng Giang bức xúc cho rằng ở Việt Nam chưa từng có việc lấn sông với quy mô lớn như dự án lấp sông Đồng Nai mà tỉnh này đã cho phép doanh nghiệp Toàn Thịnh Phát đang làm với mục đích để kinh doanh. Khi dòng sông đang chảy bình thường, không ai lại đi đổ cát, đá lấn chiếm, thu hẹp lòng sông như vậy. “Không hiểu sao tỉnh Đồng Nai lại lại có thể làm việc hết sức liều lĩnh và vô trách nhiệm như vậy” - ông Giang bày tỏ.

Theo phân tích của GS Giang, khi dòng sông bị thu hẹp vào sẽ phát sinh hậu quả. Đổ đá và bê tông là can thiệp thô bạo vào dòng chảy. Quy luật dòng chảy là phức tạp, chưa thể khẳng định ngay nó diễn biến ra sao. Nếu dự án vẫn tiếp tục được thi công, công trình này sẽ phát sinh hệ lụy đến đời sống của người dân ở gần đó.

GS Phạm Hồng Giang khẳng định khi dự án này triển khai, dòng chảy của sông Đồng Nai bị thu hẹp sẽ có tác động tiêu cực lâu dài. Ông Giang cũng cho biết không có quy định nào của pháp luật hiện hành cho phép tự ý lấn sông, lấp sông. “Tôi không hiểu họ tính toán ra sao ở đoạn sông này mà nói không ảnh hưởng đến môi trường và dòng chảy” - GS Phạm Hồng Giang đặt vấn đề.

GS-TSKH Phạm Hồng Giang nhận định: Dòng sông là nguồn tài nguyên quý của mỗi quốc gia. Việc cải tạo dòng sông phải nhằm đem lại lợi ích cho đất nước và nhân dân. Tìm kiếm lợi nhuận là chuyện của các doanh nghiệp, tuy nhiên nếu thu hẹp lòng sông một cách thô bạo sẽ gây hậu quả khó lường. Không ai đi lấn và lấp sông bừa như thế. “Cần trả lại nguyên trạng dòng sông như trước khi bị thu hẹp” - GS Giang đề nghị.

Đồng Nai phải tuân thủ pháp luật

Bà Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, cho biết mỗi địa phương trong lưu vực sông đều có quyền của mình trong phạm vi địa giới do mình quản lý. Tuy nhiên dự án triển khai đang gây bức xúc trong dư luận là một vấn đề hoàn toàn khác vì nó liên quan đến thẩm quyền của các địa phương đã được quy định trong Luật cũng như các văn bản khác. Lưu vực sông này có liên quan đến 11 tỉnh, thành, vì vậy dự án này cần phải được xem xét một cách thấu đáo hơn vì vấn đề lưu vực sông thì liên quan đến rất nhiều tỉnh, rồi còn về vấn đề môi trường, đa dạng sinh học, nguồn nước.

Bà Khánh cho rằng đáng ra những việc như thế này cần phải hết sức thận trọng. Trước khi triển khai làm thì phải xin ý kiến, trao đổi với các địa phương khác trong lưu vực sông, đặc biệt là phải xin ý kiến của các nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực này. “Lãnh đạo Đồng Nai lại chỉ giao cho các sở, ngành của địa phương mình để làm thì đương nhiên họ phải tuân thủ bởi họ là cấp dưới nên không thể nào làm khác được” - bà Khánh nhìn nhận.

Theo bà Khánh, ở vụ việc lấp sông này, vấn đề lưu vực sông, vấn đề môi trường không còn là việc riêng cũng như thẩm quyền riêng của tỉnh Đồng Nai nữa. Vấn đề này không một địa phương, một bộ ngành nào có thể quyết định được; không một ai có thể làm khác được quy định trong các luật đã được Quốc hội ban hành. Đồng Nai phải chấp hành nghiêm túc.

Bà Khánh khẳng định vấn đề về lưu vực sông, không thể nói tôi cứ làm một đoạn trong phần sông do tôi quản lý được, bởi anh chặn chỗ này thì nó sẽ lở chỗ kia. Rồi còn tính đa đạng sinh học nữa. Đặc biệt là vấn đề về nguồn nước đang là một vấn đề đang cực kỳ cấp bách. Ngay tại Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU-132) đang diễn ra tại Việt Nam, các đại biểu cũng đang bàn rất nóng đến vấn đề phải nghiêm ngặt trong việc bảo vệ nguồn nước bởi đây đang là vấn đề bức xúc trên toàn cầu.

“Chúng ta phải làm thế nào đừng để cho các địa phương, rồi ngày cả các nước trong khu vực họ thấy chúng ta ứng xử với con sông không phù hợp, thì sau này mình kiến nghị điều gì đó với họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy Đồng Nai phải tiếp tục lắng nghe và cầu thị” - bà Khánh đề nghị.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo