xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sống trên "miệng hà bá": Đẩy mạnh phòng chống sạt lở

Bài và ảnh: DŨNG-LINH-NHÂN

Nhiều địa phương ở ĐBSCL đang gấp rút xây dựng nhiều công trình chống sạt lở, cũng như di dời dân khỏi những khu vực nguy hiểm nhằm bảo đảm tài sản và tính mạng của họ. Nhưng việc di dời nhà ven sông, rạch diễn ra hết sức chậm chạp.

Chỉ hỗ trợ kinh phí sẽ khó di dời

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng để di dời dân cư ở ven sông của các tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu tuy chủ trương đã có từ lâu nhưng triển khai chậm vì để xây dựng được khu tái định cư thì phải có quỹ đất.
 
Muốn có quỹ đất phải tìm vốn để chuyển nhượng lại của dân nhưng hiện nay, kinh phí của tỉnh rất khó khăn. Đó là chưa tính đến các khoản chi phí đầu tư thêm như đường giao thông, điện, trường học và quan trọng nhất là phải tạo công ăn việc làm cho người dân.
 
img
Thi công gia cố bờ kè Quốc lộ 91, tỉnh An Giang. Ảnh: QUỐC DŨNG
 
Tại cửa biển Gành Hào thuộc khu vực ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi - Cà Mau bị sạt lở nghiêm trọng, ăn sâu vào đất liền trên 100 m, ảnh hưởng trực tiếp đến 120 hộ dân đang sống nơi đây.
 
 UBND tỉnh Cà Mau đã cho tiến hành thi công ngay bờ kè ngầm tạo bãi trồng cây chắn sóng. Bờ kè được làm bằng trụ cọc bê tông cốt thép hai bên, ở giữa thả rọ đá với bề ngang 2 m. Bờ kè thí điểm được xây dựng với chiều dài khoảng 500 m, tổng kinh phí khoảng 15 tỉ đồng.

Còn ở An Giang, đến cuối năm 2010, tỉnh đã di dời được 3.700 căn nhà trên sông, kênh, rạch (có cả nhà trong vùng sạt lở), so với nhu cầu thì chưa thấm vào đâu.
 
Ông Trần Anh Thư, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh An Giang, cho biết kết quả hạn chế đó là do Nhà nước chưa có một chính sách tái định cư hợp lý cho người dân mà chỉ hỗ trợ di dời.
 
“Qua khảo sát, tài sản một hộ gia đình sống trên sông, kênh, rạch khoảng 200-300 triệu đồng. Nếu chỉ hỗ trợ 30-40 triệu đồng/hộ thì họ không thể ổn định được. Thời gian qua, An Giang đã linh hoạt lồng ghép việc di dời nhà trên sông, kênh, rạch với các chương trình mục tiêu quốc gia khác nhưng chương trình này không được bố trí vốn thực hiện” - ông Thư cho biết.

Cần Thơ đã chi 2.200 tỉ đồng chống “hà bá”

Mặc dù còn thiếu nhiều kinh phí nhưng một số địa phương vẫn triển khai kế hoạch phòng chống sạt lở nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân.
 
Theo ông Phạm Văn Quỳnh, Giám đốc Sở NN-PTNT TP Cần Thơ, hiện TP đang triển khai các bước của đồ án “quy hoạch phòng chống sạt lở các sông, rạch trên địa bàn TP Cần Thơ”.
 
Theo đó, đến năm 2015 có khoảng 40%, năm 2030 có gần 80% hộ dân sống ven sông có chỗ ở ổn định tại những khu đô thị mới. Đồng thời, địa phương này tiến hành xây dựng nhiều công trình kè tại 25 khu vực sạt lở với tổng số tiền trên 2.200 tỉ đồng.

Ông Lê Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, TP Cần Thơ, cho biết: “Chúng tôi đang tiến hành thi công mặt bằng 2 ha để giải quyết cho gần 180 hộ nằm trong khu vực có nguy cơ bị sạt lở trên địa bàn huyện di dời vào đây sinh sống”.
 
Tỉnh Hậu Giang cũng đang triển khai di dời khoảng 80 hộ dân với trên 400 nhân khẩu ở khu vực đường Trần Hưng Đạo – Lê Lợi (thị xã Ngã Bảy) – đường nằm dọc sông Cái Côn, đang có nguy cơ sạt lở nghiêm trọng. Sau khi di dời dân xong sẽ xây dựng kè.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo