xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sự cố đập thủy điện Sông Tranh 2: Nhà thầu báo cáo trễ ?

Tô Hà lược ghi

Chiều 28-3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng đã chủ trì cuộc họp báo về sự cố rò nước tại Nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2.Đại diện chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế dự án chính và Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cũng tham dự họp báo

* Phóng viên: Sự cố xảy ra từ tháng 2-2012, nhà thầu thi công có báo cáo chủ đầu tư và các cơ quan chức năng hay không?

- Ông Trần Văn Được, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN, chủ đầu tư thủy điện Sông Tranh 2): Nếu đúng là hiện tượng thấm nước ra hạ lưu xảy ra từ tháng 2 thì tại thời điểm đó, chúng tôi không được báo cáo. Đến tháng 3-2012, EVN có đoàn công tác vào mới được báo cáo sự cố này và chúng tôi đã khảo sát ngay. Về mặt kỹ thuật, việc thấm nước ra hạ lưu là không được phép nên chúng tôi đã có cuộc họp với các bên để thống nhất phương án xử lý sơ bộ.

Để xảy ra sự cố trong quá trình thi công ở đập thủy điện Sông Tranh 2, ai là người chịu trách nhiệm? Vào thời điểm hiện tại, công trình này có bảo đảm an toàn hay không?

- Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng: Công trình thủy điện Sông Tranh 2 do EVN đầu tư, quản lý trực tiếp. Chúng tôi sẽ làm rõ trách nhiệm của các đơn vị và cá nhân có liên quan.

img

Nước chảy bên trong hầm của đập và chảy xối xả ra ngoài. Ảnh: HOÀNG THU MINH

Tại thời điểm mới phát hiện sự cố vào đầu tháng 2, số liệu quan trắc lưu lượng nước thấm qua đập đo được tại hiện trường là khoảng 30 lít/giây nhưng đến ngày 27-3 chỉ còn khoảng 7-8 lít/giây cho thấy các biện pháp khắc phục đã có hiệu quả. Như vậy, đập vẫn ở mức an toàn. Chúng tôi tuyên bố như vậy và phải chịu trách nhiệm về tuyên bố của mình nhưng không có nghĩa là sẽ chủ quan vì để nước thấm vào bê tông về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đập. Các giải pháp vẫn được triển khai tích cực, hy vọng trong tháng 3 này có thể triệt tiêu được nước thấm ra bên ngoài. Đối với một công trình, chúng ta nói là phải bảo đảm an toàn cao nhất chứ không ai có thể nói là bảo đảm tuyệt đối an toàn.

* Trước đây, Cục Giám định có dự báo trước khả năng rò nước hay không?

- Ông Lê Quang Hùng, Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng: Theo quy định của pháp luật, các công trình xây dựng bắt buộc phải áp dụng quy chuẩn xây dựng do Nhà nước quy định. Việc thấm nước là không hề mong muốn và chúng ta cũng không dự báo là sẽ thấm nhưng việc đó có thể xảy ra. Chúng ta không thể dự báo công trình này sẽ hỏng. Không ai dự báo như thế mà chỉ dự báo tốt. Để phát hiện liệu có thấm hay không, nếu chỉ cần rò một lỗ kim trên hệ thống 35.000 m2 thì không ai dự báo được.

img

* Thông tin giữa các cơ quan chức năng và các nhà khoa học về sự cố này không thống nhất. Có cần lập đoàn kiểm tra độc lập gồm các chuyên gia, các nhà khoa học để bảo đảm tính khách quan không?

- Ông Lê Quang Hùng: Chịu trách nhiệm đối với công trình trước hết là chủ đầu tư và nhà thầu thi công. Chính các cơ quan này phải xác định nguyên nhân và giải pháp khắc phục, không thể đưa người khác vào làm thay. Vì đập thủy điện là công trình quan trọng, Nhà nước đã cho phép các cơ quan quản lý vào kiểm tra giám sát, cụ thể là Bộ Công Thương và Cục Giám định. Hai cơ quan này độc lập với chủ đầu tư và nhà thầu thi công. Hiện tại chưa cần có sự tham gia của các bên khác. Còn thông tin trái ngược nhau thì giới truyền thông cần chắt lọc khi thông tin.

Với tư cách đại diện chính quyền tỉnh Quảng Nam tham dự buổi họp báo này, ông có cảm thấy yên tâm trước những thông tin của Bộ Công Thương và Cục Giám định đưa ra hay không?

- Ông Đinh Văn Thu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam: Gần 10 ngày qua, nhân dân và chính quyền Quảng Nam vẫn còn nhiều lo lắng trước hiện tượng động đất và thấm nước ở thủy điện Sông Tranh 2. Tôi cho rằng sự lo lắng của nhân dân là chính đáng. Đề nghị cần có sự đánh giá thống nhất của một cơ quan có thẩm quyền cao nhất về vấn đề này để chúng tôi nói cho người dân hiểu.

Hai đập thấm nước do cùng một đơn vị tư vấn thiết kế

Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho biết đến nay, Việt Nam đã xây dựng 14 đập thủy điện dùng công nghệ bê tông đầm lăn. Trước đây, hiện tượng thấm nước đã từng xảy ra tại Nhà máy Thủy điện Pleikrong (Kon Tum) với lưu lượng thấm nước là 25 lít/giây, tương đối lớn so với mức cho phép thiết kế. Sau khi được xử lý, lưu lượng thấm nước sau mùa lũ tại Nhà máy Thủy điện Pleikrong chỉ còn 3 lít/giây, đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế và đến nay vẫn hoạt động an toàn, ổn định.

Tuy nhiên, Nhà máy Thủy điện Pleikrong và thủy điện Sông Tranh 2 do cùng một đơn vị tư vấn thiết kế là Công ty CP Tư vấn Xây dựng Điện 1.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Người Lao Động có phải năng lực của tư vấn thiết kế có vấn đề hay không, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho biết sự cố thấm nước tại Pleikrong đã được khắc phục và công trình đi vào hoạt động tốt thì không có nghĩa là năng lực tư vấn thiết kế có vấn đề.
T.Hà
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo