xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sứ mệnh mũ nồi xanh: Nguy hiểm rình rập sông Nile

DƯƠNG NGỌC

Dòng sông Nile Trắng huyền thoại đầy thơ mộng nhưng lại là nơi đầy rẫy hiểm nguy, đòi hỏi các sĩ quan Gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc phải mưu trí, bình tĩnh, quyết đoán để những chuyến hàng cứu trợ đến được với người dân

Sông Nile Trắng chảy từ Nam lên Bắc dọc Nam Sudan, là nguồn sống của đất nước này. Đây cũng là tuyến vận chuyển hàng hóa chính từ thủ đô Juba đến các phân khu thuộc Phái bộ Gìn giữ Hòa bình (GGHB) của Liên Hiệp Quốc (LHQ) tại Nam Sudan.

Dễ bị tấn công, cướp bóc

Với đại úy Nguyễn Đức Thắng, nhiệm vụ khó khăn, nguy hiểm nhất trong thời gian làm sĩ quan liên lạc (SQLL) của Phái bộ LHQ tại Nam Sudan chính là những chuyến hộ tống phà chở hàng hóa của phái bộ trên sông Nile Trắng. Anh cùng đồng nghiệp từng có chuyến hộ tống 7 phà của LHQ, mỗi chiếc dài 70-100 m chở đầy hàng viện trợ nhân đạo, qua khoảng 800 km dọc sông Nile Trắng.

Trên dòng sông này dày đặc những điểm kiểm soát của các phe phái, hội nhóm, tổ chức khác nhau vốn đang ngập chìm trong thù hằn, nghi kỵ và đói khát. Dù có lực lượng bảo vệ gồm 32 người đi kèm song nguy cơ bị tấn công, cướp bóc, sách nhiễu vẫn luôn rình rập.

Trước khi khởi hành, SQLL hộ tống phà phải thu thập đầy đủ thông tin về tất cả lực lượng dọc sông Nile Trắng, liên hệ với SQLL ở các khu vực đi qua, báo trước khi đến 1 ngày để các bên nắm quyền biết. Bước đầu của chuyến đi gian nan này là việc làm thủ tục tại cảng, thông báo cho chính quyền địa phương về lịch trình đoàn phà. Quân chính phủ thường đòi công khai danh sách toàn bộ hàng hóa, kiểm tra kỹ càng.

Đại úy Thắng nhớ lại: “Chuyến phà do chúng tôi hộ tống bị ách lại khoảng 2 tuần tại cảng do trước đó có một vụ nổ súng, việc kiểm tra được tiến hành gắt gao hơn. Suốt hành trình, đoàn liên tục bị các điểm kiểm soát do nhiều lực lượng khác nhau cầm đầu gọi vào kiểm tra. Tất cả đều nghi ngờ, sợ lực lượng của LHQ sẽ theo sau. Do đó, chúng tôi phải thể hiện rõ nguyên tắc không thiên vị của LHQ”.

Đại úy Nguyễn Đức Thắng trong một lần hộ tống đoàn phà chở hàng cứu trợ của Liên Hiệp Quốc(Ảnh do nhân vật cung cấp)
Đại úy Nguyễn Đức Thắng trong một lần hộ tống đoàn phà chở hàng cứu trợ của Liên Hiệp Quốc(Ảnh do nhân vật cung cấp)

Khi làm việc ở cảng, một số lực lượng quân chính phủ cũng đòi “chi phí” nhưng các SQLL kiên quyết không chấp nhận. Khi qua các vùng quân đối lập đang kiểm soát, đoàn hay bị quấy nhiễu để “xin” hàng. Trường hợp này rất cần đến kỹ năng của người SQLL.

Tại Adok, nơi quân nổi dậy thuộc phe của phó tổng thống Nam Sudan kiểm soát, đoàn phà bị yêu cầu dừng lại. Đại úy Thắng tiết lộ: “Khi nhận được yêu cầu thì phải dừng lập tức. Nguyên tắc là dừng bên kia bờ sông, nếu không thì một toán quân nổi dậy sẽ nhảy lên phà ngay”. Sau đó, anh cùng 1 SQLL và nhóm bảo vệ, tất cả chưa tới 10 người, đi canô nhỏ vào khu vực kiểm tra an ninh.

“Vừa vào tới nơi, tôi đã thấy 2 người cầm B41 đứng đón, có vẻ sẵn sàng bắn ngay nếu phà không dừng. Vây quanh chúng tôi là gần 100 tay lính súng ống tua tủa. Chúng tôi nói ngay mình là người của LHQ. Các nhóm vũ trang cát cứ thường cướp bóc song với đoàn LHQ, họ không ra tay mà chỉ “xin”. Khi đó, tôi cùng viên SQLL cố kéo dài thời gian, tìm cách từ chối sao cho vừa mềm mỏng vừa cương quyết, rằng mình không có quyền quyết định mà phải báo cáo về chỉ huy, rằng hàng hóa trên phà đang đưa đến những người tị nạn thuộc bộ lạc của họ... Đoàn phà bị dừng suốt 4-5 giờ, đến khi chúng tôi liên lạc được với một trưởng hạt nhờ hỗ trợ, vị này yêu cầu lực lượng nổi dậy không được lấy hàng của LHQ. Cuối cùng, chuyến phà cũng trót lọt, không phải cống nạp hàng - đại úy Thắng thở phào.

Ngưỡng mộ Việt Nam

Một kỷ niệm đáng nhớ trên chuyến phà của đại úy Thắng là khi anh được yêu cầu vào gặp một lãnh đạo của quân nổi dậy tại Tonga. Đây là khu vực tự trị, coi như một quốc gia riêng. Sau khi kiểm tra như thường lệ, họ bất ngờ đề nghị đại diện đoàn LHQ vào làm việc với một vị tướng của quân nổi dậy.

“Có một “mẹo” nhỏ là khi gặp quân nổi dậy, trước tiên cần quan tâm hỏi han vấn đề nhân đạo như người dân ở đây thế nào, thiếu thốn gì không... để tạo thiện cảm” - anh Thắng cho biết. Sau khi trao đổi, đại úy Thắng được biết vị lãnh đạo quân nổi dậy này từng ở trong chính phủ Nam Sudan, thuộc lực lượng đảo chính. Đặc biệt, ông từng đi học về quân sự và ngưỡng mộ lối đánh du kích, chiến thuật của Việt Nam. Câu chuyện từ đó trở nên cởi mở hơn rất nhiều.

Đây không phải là lần đầu tiên đại úy Thắng sử dụng vị thế, uy tín của Việt Nam để giải quyết những vấn đề trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của lực lượng mũ nồi xanh. Người Nam Sudan, cả quân chính phủ và phe nổi dậy, hiểu biết tương đối nhiều về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam, rất tôn quý hình ảnh Bác Hồ cũng như Quân đội Nhân dân Việt Nam.

“Một lần, khi đến làm việc với lực lượng quân sự địa phương, tôi gặp một thiếu tá quân đội thuộc một sư đoàn của chính phủ Nam Sudan. Anh này biết rõ và ngưỡng mộ Việt Nam, biết về chiến tranh du kích, nhắc đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, về việc Việt Nam thắng Mỹ...” - đại úy Thắng kể.

Sĩ quan tiền nhiệm của đại úy Thắng tại Bor (bang Jongley - Nam Sudan), thượng tá Trần Nam Ngạn, cũng cho rằng một trong những kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của LHQ là dựa vào vị thế và uy tín của Việt Nam. Tuy vậy, người dân ở đây biết đến Việt Nam phần nhiều qua phim ảnh nước khác nên có sự lệch lạc. Vì thế, thượng tá Ngạn cũng như các SQLL Việt Nam khác đã chuẩn bị nhiều tài liệu và dành nhiều thời gian nói chuyện để họ hiểu rõ hơn về đất nước, con người Việt Nam.

Mong một lần thăm Việt Nam

Thiếu tá Trương Anh Tuấn, người đến Nam Sudan vào tháng 8-2015, cho biết anh từng gặp một số chỉ huy cấp cao của quân chính phủ rất am hiểu về cuộc chiến ở Việt Nam. Có lần họ đã bày tỏ với anh: “Chúng tôi biết về Việt Nam phần nhiều qua phim ảnh. Chúng tôi rất muốn một ngày nào đó Nam Sudan hết loạn lạc và chúng tôi có thể được đến thăm đất nước Việt Nam của bạn”.

Kỳ tới: Bảo vệ Tổ quốc từ xa

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo