xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sửa thật kỹ Luật Phá sản

THẾ KHA

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng Luật Doanh nghiệp hiện hành đang hạn chế quyền tự do kinh doanh, không còn phù hợp với Hiến pháp

Ngày 26-5, Quốc hội (QH) đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH, ông Nguyễn Văn Giàu, trình bày báo cáo thẩm tra dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi). Báo cáo cho biết kế thừa luật hiện hành, dự thảo tiếp tục quy định thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh. Đây cũng là hướng đi phù hợp với chủ trương chung về tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.

Ủy ban Thường vụ QH đặt vấn đề: Tiêu chí nợ quá hạn lớn hơn tài sản có là một căn cứ để xác định doanh nghiệp (DN), HTX mất khả năng thanh toán? Thực tế, có trường hợp DN, HTX có giá trị tài sản lớn hơn khoản nợ đến hạn nhưng vẫn không thể thanh toán được khoản nợ đến hạn do không bán được tài sản. Chính vì thế, Ủy ban Thường vụ QH cho rằng quy định mất khả năng thanh toán là tình trạng DN, HTX không thanh toán được khoản nợ đến hạn và cụ thể hóa căn cứ để xác định việc mất khả năng thanh toán khi TAND xem xét ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

Đại biểu Trần Thanh Hải (TP HCM) khẳng định người lao động mong chờ Luật Phá sản (sửa đổi) nhưng dự thảo vẫn còn vấn đề chưa được đề cập đúng mứcẢnh: Thế Dũng
Đại biểu Trần Thanh Hải (TP HCM) khẳng định người lao động mong chờ Luật Phá sản (sửa đổi) nhưng dự thảo vẫn còn vấn đề chưa được đề cập đúng mứcẢnh: Thế Dũng

Đại biểu (ĐB) Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) đề nghị làm rõ người lao động có quyền nộp đơn như thế nào. Theo ĐB Đặng Công Lý (Bình Định), việc xác định tiêu chí mất khả năng thanh toán theo yêu cầu của các chủ nợ trong thời gian bao lâu là để cho phép tiến hành mở thủ tục phá sản sẽ có ý nghĩa rất lớn, tránh việc lợi dụng khó khăn nhất thời của DN để yêu cầu mở phá sản DN, hạ uy tín lẫn nhau.

ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) cho rằng lẽ ra dự thảo phải tích hợp ngay các văn bản hướng dẫn của luật hiện hành để DN, nhân dân, người lao động có thể sớm tiến hành bảo vệ quyền lợi của mình. Theo quy định hiện hành, người lao động phải có đại diện và phải được bao nhiêu người cử ra thì lần này dự thảo dùng khái niệm chung chung là người lao động. Như thế, trong một công ty có rất nhiều người lao động, nếu tất cả đều nộp đơn thì tòa án sẽ giải quyết rất mệt mỏi. Vì thế, nếu không gấp quá thì chưa vội thông qua luật này để chuẩn bị kỹ hơn. Tuy nhiên, ĐB Trần Du Lịch (TP HCM) lại cho rằng đây là một dự luật quá tốt để có thể thông qua.

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị các cơ quan liên quan tiếp thu các ý kiến và rà soát thật kỹ nội dung, kỹ thuật lập pháp để bảo đảm tính chặt chẽ, thống nhất của các quy định tại luật này. Ủy ban Thường vụ QH sẽ chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu và sẽ có báo cáo trình QH trước khi đề nghị QH biểu quyết.

* Cùng ngày, trình bày về dự án Luật DN (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng sau 8 năm thực hiện, Luật DN đã bộc lộ một số khiếm khuyết và làm cho việc gia nhập thị trường, khởi sự kinh doanh, rút khỏi thị trường... ở nước ta trở nên phức tạp và tốn kém hơn mức cần thiết; hạn chế quyền tự do kinh doanh của người dân, DN và không còn phù hợp với Hiến pháp năm 2013, làm cho môi trường kinh doanh ở nước ta luôn bị đánh giá ở mức không cao trong các bảng xếp hạng về năng lực cạnh tranh cũng như môi trường kinh doanh. Mục tiêu cao nhất của sửa đổi Luật DN cần đạt được là tạo ra những đột phá mới, góp phần cải cách thể chế kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm phát huy nội lực trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài.

“Trả nợ” nhân dân Luật Biểu tình

Thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2014, ĐB Lê Nam (Thanh Hóa) đề nghị QH sớm xem xét, nghiên cứu xây dựng Luật Biểu tình để đáp ứng mong mỏi và bảo đảm quyền lợi của người dân và cho rằng QH khóa XIII sẽ rất vinh dự nếu “trả” được nhân dân “món nợ” Luật Biểu tình mà 12 khóa QH trước chưa làm được. ĐB Trương Trọng Nghĩa cho biết tổng hợp của Đoàn Thư ký kỳ họp QH cho thấy đã có 19 ý kiến đề nghị đưa dự án Luật Biểu tình vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh sắp tới.

 

Cần đề cập đúng mức nạn chủ doanh nghiệp bỏ trốn

ĐB Trần Thanh Hải (TP HCM), Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam, khẳng định người lao động đang mong chờ về Luật Phá sản (sửa đổi) nhưng dự thảo vẫn có vấn đề chưa đề cập đúng mức, trong đó có việc giải quyết vấn đề chủ DN bỏ trốn như thế nào. Hiện tượng chủ DN bỏ trốn xuất hiện nhiều từ năm 2008, có xu hướng phát triển và đang còn nhiều vướng mắc, thời gian giải quyết rất dài.

Dẫn chứng ở TP HCM vào năm 2009, ngân sách nhà nước đã chi trả hơn 1,6 tỉ đồng tiền lương nhưng chỉ giải quyết cho 722 công nhân của 3 DN, ĐB Hải cho biết ngành tòa án đã có nhiều nỗ lực song cũng chỉ giải quyết được một vài vụ việc. Quan trọng là có những DN khi chủ bỏ trốn, tài sản thực của DN rất ít vì nhà xưởng và hầu hết thiết bị đều thuê nên không chỉ có người lao động mà cả chủ nhà xưởng, chủ thiết bị cũng muốn giải quyết nhanh để tiếp tục khai thác tài sản của mình. Hơn nữa, nguồn sống duy nhất của người lao động và 2 cấp của tổ chức Công đoàn là tiền lương. Nếu chỉ được thực hiện nộp đơn mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 3 tháng kể từ ngày có yêu cầu mà DN không trả lương, nghĩa là sau khi thực hiện điều 96 Bộ Luật Lao động 2012 đã cho phép người sử dụng lao động trả lương không được chậm quá 1 tháng, thì thử hỏi người lao động có thể làm sao duy trì sự sống của gia đình mình khi 4 tháng không có tiền lương?

“Tôi đề nghị chỉ thực hiện sau 1 tháng kể từ ngày có yêu cầu mà DN không trả lương, nghĩa là người lao động ít nhất đã có 2 tháng không được lãnh tiền lương” - ông Hải đề xuất.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo