Sông Vàng cũng có hai mùa nước đục - trong giống như các dòng sông khác ở vùng rừng núi Quảng
Bức hại rừng núi, sông suối
Hai bên bờ sông Vàng đoạn chảy qua thôn Đa Nghi và thôn Điềm, xã Tư, huyện Đông Giang bị tàu cuốc, xe ủi gặm nham nhở. Công ty Kỹ nghệ khoáng sản miền Trung đã đưa phương tiện đến san ủi, hút đất đá, lọc nước... cả ngày lẫn đêm. Nhiều hecta đất nương rẫy bị cày xới tơi bời.
Những đống đất đá cao ngất cùng nhiều hầm hố nhấp nhô xâm lấn vào sát các khu dân cư. Chỉ tay về phía bờ sông, ông Alăng Lếnh, người dân ngụ tại xã Tư, ngao ngán: “Chỗ kia là khu đất sản xuất của dân làng, nay đã bị sông Vàng ăn gần hết rồi!”.
Ngược về thượng nguồn sông Vàng, cảnh tượng còn tan hoang hơn. Cây cối ngã rạp. Có cây to cả hai người ôm, bị bật rễ ngã kềnh xuống sông. Tiếng máy nghiền đá, máy hút nước gầm rú như công trường xây dựng. Nơi đây là lãnh địa của dân đào vàng sa khoáng trái phép, không một người dân địa phương nào dám bén mảng đến.
Rừng núi, sông suối ở nhiều nơi tại Quảng
Cũng như sông Vàng, nhiều đoạn trên các sông, suối: Trường, Đăkmy, Đăksa, Đăkmet (huyện Phước Sơn), Thanh (Hiệp Đức), Nước Vin (Bắc Trà My)... đã “chết” từ lâu do môi trường bị tàn phá không thương tiếc và bị thủy ngân, xyanua... dùng khai thác vàng đầu độc.
Chỉ một đoạn sông dài không quá 5 km tại Khe Dứa, xã Phước Hiệp (Phước Sơn) đã có tới 4 doanh nghiệp khai thác vàng. Tại Quảng
Người dân lãnh đủ
Ngoài những hệ lụy do tình trạng khai thác vàng bát nháo, như mất an ninh trật tự, tệ nạn xã hội tràn lan, tai nạn chết người hàng loạt..., môi trường bị tác động đã và đang chực chờ gây tai họa cho người dân địa phương.
Ông Nguyễn Văn Thanh, người dân ở xã Phước Gia, huyện Hiệp Đức, bức xúc: “Doanh nghiệp chỉ biết đến lợi riêng, khai thác vàng xong rồi không hoàn thổ hoặc hoàn thổ sơ sài, để lại những ụ lớn đất đá cản dòng chảy trên sông, khi gặp lũ về gây xói lở nghiêm trọng đến đất sản xuất của người dân”.
Ông Ch’rum Nhiên, Chủ tịch UBND huyện Nam Giang, lo lắng: “Nguồn nước ngày càng ô nhiễm nặng do khai thác vàng, tôm cá trên sông suối dần cạn kiệt. Nguy hiểm nhất là các cánh rừng đầu nguồn sông Vu Gia, kể cả rừng trong Khu Bảo tồn thiên nhiên sông Thanh, cũng bị triệt hạ do khai thác vàng trái phép”.
Theo một cán bộ môi trường Quảng
Ngay cả các doanh nghiệp khai thác vàng có vẻ quy mô nhất cũng để lại mối nguy hiểm cho người dân địa phương. Đó là những “địa đạo” chằng chịt trong lòng đất, rất dễ kéo theo sạt lở núi khi mưa lớn. Điều đáng nói là ở những nơi này không có biển hiệu cảnh báo nào và người dân địa phương cũng không thể hay biết để phòng tránh.
Chính quyền bó tay?
Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát tại các điểm khai thác vàng sa khoáng ở Quảng
Từ đầu năm đến nay, lực lượng liên ngành huyện Phước Sơn đã tổ chức 4 đợt truy quét các điểm nóng khai thác vàng trái phép. Các cuộc đột kích đều bất ngờ, bí mật nhưng khi đến nơi, phu vàng đã cao chạy xa bay. Hầu hết các địa phương miền núi ở Quảng
Ông Doãn Văn Thanh, Trưởng Phòng Khoáng sản Sở Tài nguyên – Môi trường Quảng
Theo lãnh đạo một huyện miền núi ở Quảng
Tổng kiểm tra điểm khai thác vàng Dù UBND tỉnh Quảng Nam đã mạnh tay trong việc xử lý các điểm nóng, đẩy đuổi phu vàng trái phép ra khỏi địa bàn, xử lý nghiêm hành vi tiếp tay và thỏa hiệp với “vàng tặc”, quy trách nhiệm cho lãnh đạo địa phương..., song nạn đào đãi vàng trái phép vẫn diễn ra ồ ạt.
|
Bình luận (0)