Trong khi đó, giờ họ lại sắp phải tiếp tục đối mặt với nguy cơ "ngập bồi thêm ngập" do triều cường đạt đỉnh vào chiều nay, 17-10.
Trở lại hiện trường vụ vỡ bờ bao gần cầu Cống Hộp số 4 (phường Thạnh Xuân, quận 12) trưa 17-10, nhiều người vẫn chưa hết bàng hoàng kể lại cảnh nước tràn như lũ, nhấn chìm nhiều tuyến đường dân sinh và chảy cuồn cuộn vào nhà khi sự cố xảy ra.
Xung quanh hiện trường vụ vỡ bờ bao, nước đã rút đáng kể nhưng nhiều khu vực vẫn còn ngập lênh láng, đục ngầu do cuốn theo đủ loại rác thải
Xung quanh hiện trường vụ vỡ bờ bao, nước đã rút đáng kể nhưng trong nhiều gia đình vẫn còn ngập lênh láng, đục ngầu do cuốn theo đủ loại rác thải.
Thiệt hại nặng nề nhất là những hộ dân nuôi cá cảnh giống, trồng hoa lan,… khi những tài sản này gần như bị hư hại hoàn toàn do nước.
Ông Phan Văn Phát đang cố vớt vát tài sản quanh các ô nuôi cá
Ông Phan Văn Phát (64 tuổi, ngụ số 138/29 phường Thạn Xuân), cho biết gia đình ông nuôi 25 ô cá cảnh giống nhưng đã hoàn toàn mất trắng do sự cố vỡ bờ bao gây ra.
“Mỗi ô nuôi có khoảng 5.000 con cá cảnh Hồng Nhung đang chuẩn bị phân phối, trị giá khoảng 6 triệu đồng/ô. Tuy nhiên, mọi thứ đều mất trắng hết rồi” – ông Phát buồn rầu nói.
Ông Phát cho biết 25 ô nuôi cá cảnh của gia đình đã mất trắng
Theo ông Phát, khi sự cố xảy ra, nước chảy cuồn cuộn như lũ tràn vào nhà và dù các ô nuôi cá được xây tường cao hơn 1 m nhưng vẫn bị nước xóa trắng khiến toàn bộ số cá trong các ô thoát sạch ra ngoài theo nước.
Giấy hư hại
Trong khi đó, gần gia đình ông Phát là một cơ sở kinh doanh giấy bìa cũng gần như bị hư hại hoàn toàn. Đến sáng 17-10, các công nhân trong cơ sở này vẫn phải tiếp tục chuyển những lô giấy hỏng ra ngoài.
Ngoài ra, nhiều hộ dân trồng rau, mai kiểng cũng bị nước nhấn chìm gây hư hại nghiêm trọng.
Đưa trẻ phải nằm võ để tránh nước
Bi đát hơn, tại gia đình chị Nguyễn Thị Lương, đến trưa 17-10, nước vẫn ngập lênh láng khiến chị phải mắc võng cho con nhỏ nằm, còn 2 vợ chồng đành qua nhà hàng xóm để chờ nước nước rút.
“Chúng tôi đành mặc kệ vì không biết bơm nước đi đâu do bên ngoài vẫn ngập lênh láng. Đành để vậy chờ nước rút chứ không còn cách nào khác” – chị Lương nói.
Hai cậu cháu phải mắc võng vui chơi trên dòng nước ngập
Trong khi đó, tại dãy nhà trọ sát hiện trường, dù nước đã rút khỏi các căn phòng cho thuê nhưng bên ngoài vẫn ngập lênh láng. Trẻ em sống tại khu vực này phải vui chơi cùng dòng nước bẩn.
Trẻ em phải chơi trong nước bẩn
Còn đây là một chú chó phải leo lên bồn hoa nằm tránh nước
Theo ghi nhận của phóng viên, đến đầu giờ chiều 17-10, lực lượng chức năng địa phương huy động nhiều đơn vị vẫn túc trực tại hiện trường để triển khai các biện pháp gia cố đoạn bờ bao vỡ và khơi thông con mương qua cầu Cống Hộp số 4 để bơm nước ra ngoài. Nhiều chiến sĩ PCCC thuộc Cảnh sát PCCC quận 12 phải tranh thủ mua cơm hộp, ngồi bệt tại hiện trường để ăn trong giờ nghỉ trưa.
Các chiến sĩ PCCC phải ăn tạm bữa trưa tại hiện trường
Đoạn bờ bao vỡ hiện đã được gia cố
Theo Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước TP HCM, nguyên nhân dẫn đến sự cố trên là do van ngăn triều cống Đá Hàn bên sông Vàm Thuật gặp sự cố không đóng được khiến triều cường dâng cao đã làm vỡ bờ bao. Hiện các đơn vị đã sửa chữa xong cống Đá Hàn nên thực hiện việc mở cống để nước rút và đồng thời tiến hành dùng máy bơm công suất lớn bơm khỏi khu vực ngập. Đến 15 giờ chiều nay, đơn vị này cho biết đã đóng cống Đá Hàn để ngăn triều lên đỉnh với dự báo mực nước kên tới 1,66 m.
Các lực lượng cũng đã tiến hành khơi thông con mương qua cầu Cống Hộp số 4 và gia cố để bơm nước ra ngoài
Theo ông Vũ Anh Đức, Chủ tịch UBND phường Thạnh Xuân, sự cố vỡ bờ bao đã làm hàng chục hộ dân cùng khoảng 10 hecta đất bị nước nhấn chìm. Trong đêm 16 đến rạng sáng 17-10, các lực lượng đã tiến hành sơ tán người cùng nhiều tài sản khỏi những khu vực ngập nặng. Đến trưa 17-10, công tác khắc phục hậu quả đã cơ bản xong.
Bình luận (0)