xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tăng trưởng mới theo chiều rộng

Phạm Dương-Thế Dũng

Gói kích cầu mới giải ngân được hơn 800 tỉ đồng cho nông nghiệp và nông dân, chỉ chiếm 0,2% tổng gói kích cầu, là không tương xứng với khu vực đang chiếm hơn 60% tổng lao động và tạo ra 20% GDP

Ngày 27-10, Quốc hội (QH) dành cả ngày thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010. Đồng tình và đánh giá cao với những kết quả đạt được về ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn ngừa lạm phát, chống suy giảm kinh tế, duy trì được tăng trưởng... nhưng nhiều đại biểu (ĐB) vẫn băn khoăn về chất lượng tăng trưởng, tăng trưởng vẫn theo chiều rộng...


Tăng trưởng chưa bền vững


“Chỉ số tiêu dùng (CPI) ở mức 7%, bội chi ngân sách 6,9% GDP so với nghị quyết của QH là dưới 7%, đặc biệt là bảo đảm về an sinh xã hội” - theo ĐB Nguyễn Đăng Trừng  (TPHCM) đó là những kết quả rất ấn tượng trong một tình hình kinh tế hết sức khó khăn của năm 2009, đặc biệt là tỉ lệ giảm hộ nghèo còn 11% và tạo được 1,51 triệu việc làm. ĐB Nguyễn Văn Sỹ (Quảng Nam) cũng cho rằng tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5,2% năm 2009 có rất nhiều khó khăn là một nỗ lực nhưng chưa bền vững và chủ yếu tăng về vốn. Trong khi đó, hiệu quả đầu tư còn thấp, nông thôn còn nhiều khó khăn, một số nơi tái nghèo như ở miền Trung, chênh lệch mức sống giữa đô thị và miền núi rất lớn.

img
Nạn kẹt xe ở các đô thị lớn chậm được giải quyết. Trong ảnh: Kẹt xe trên đường Lý Thường Kiệt, quận Tân Bình - TPHCM. Ảnh: T. THẠNH


Để lý giải cho việc hiệu quả đầu tư thấp đã góp phần cản trở tốc độ tăng trưởng, ĐB Vũ Quang Hải  (Hưng Yên) dẫn ra ví dụ Tập đoàn Vinashin khi được vay 750 triệu USD và có hàng trăm doanh nghiệp con trực thuộc đang đầu tư dàn trải suốt hai miền Nam, Bắc. “Ngay cả việc mua một con tàu hàng ngàn tỉ đồng sau một năm đã hỏng và đang đưa vào sửa chữa, với cách tiêu tiền ngân sách như vậy thì việc khó trả nợ là điều dễ hiểu” - ĐB Hải bức xúc.


Nhìn sự thiếu bền vững ở một góc độ khác, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đưa ra dẫn chứng về tình trạng yếu kém từ nhiều năm nay nhưng vẫn chậm khắc phục và chưa có lối ra như tình trạng kẹt xe, ngập nước ở các đô thị lớn, lạm thu ở các trường học, quá tải ở bệnh viện tuyến trên, nhất là bệnh viện chuyên ngành. Theo ông Thanh, đối với vấn đề kẹt xe, triều cường, bệnh viện quá tải thì chính quyền các TP không thể tự giải quyết được mà cần sự vào cuộc của Chính phủ.


Nông dân khó tiếp cận vốn kích cầu


“Gói kích cầu như một liều thuốc bổ giúp các doanh nghiệp vốn như một người ốm kiệt sức đã được vực dậy. Điều này góp phần đưa nền kinh tế phát triển, đóng góp tích cực vào việc hoàn thành được 18 chỉ tiêu trong số 25 chỉ tiêu kinh tế vừa qua” - ĐB Nguyễn Văn Thời (Thái Nguyên) nhìn nhận về gói kích cầu kinh tế 145.000 tỉ đồng. ĐB Đặng Như Lợi (Cà Mau) đặt vấn đề: Còn nhiều doanh nghiệp, nhất là khu vực nông nghiệp và nông dân chưa tiếp cận được nguồn vốn này.


“Gói kích cầu hỗ trợ nông nghiệp, nông dân đạt kết quả thấp do tổ chức thực hiện chưa tốt, thiếu đồng bộ, không kịp thời và chưa cụ thể” - Chủ tịch Hội Nông dân VN-ĐB Nguyễn Quốc Cường (Bắc Giang), nhìn nhận. Phân tích kỹ hơn, ông Cường cho rằng các quy định chưa hợp lý như mua máy móc phải là máy sản xuất hoàn toàn trong nước. Trong khi cùng chủng loại, nhưng tính năng, tác dụng và chất lượng máy của ta lại thua kém so với máy nhập ngoại... đã làm cho nông dân khó tiếp cận gói kích cầu.


Theo ĐB Triệu Sỹ Lầu (Cao Bằng), việc gói kích cầu mới giải ngân được hơn 800 tỉ đồng cho nông nghiệp và nông dân, chỉ chiếm 0,2% tổng gói kích cầu, là không tương xứng với khu vực đang chiếm hơn 60% tổng lao động và tạo ra 20% GDP.

Các ĐB Nguyễn Văn Thời, Nguyễn Quốc Cường... ủng hộ Chính phủ tiếp tục có gói kích cầu mới.


Lại trúng mùa, rớt giá


“Xuất khẩu nông sản ngày càng tăng về số lượng nhưng nông dân và ngư dân thu lợi rất ít, có khi còn lỗ” - ĐB Nguyễn Lân Dũng (Đắk Lắk) nêu một nghịch lý. Lý giải, ĐB Danh Út (Kiên Giang) cho rằng tuy nông dân trúng mùa lớn nhưng bị tư thương ép giá, doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất nên tung tiền ra mua gạo.


Theo Chủ tịch Hội Nông dân Nguyễn Quốc Cường, nông dân rất hồ hởi khi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh lương thực phải mua hết số lúa hàng hóa và bảo đảm để nông dân có lãi ít nhất 30%. Nhưng thực tế, “nông dân và cán bộ ở ĐBSCL cho chúng tôi biết vụ hè thu vừa qua nông dân không có lãi. Như vậy chủ trương của Chính phủ hỗ trợ cho nông dân không đến được với nông dân” - ông Cường bức xúc và đề nghị làm rõ nguyên nhân, quy trách nhiệm.     

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu:

Cuối tháng 10-2009, sẽ quyết định gói kích cầu thứ hai

Tại phiên họp thường kỳ tháng 10-2009, vào ngày 29 và 30-10, Chính phủ với 27 thành viên sẽ bàn và biểu quyết về gói kích cầu thứ hai vì đây là vấn đề lớn của quốc gia, không thể một ngành nào quyết định được. Sau khi có quyết định sẽ công bố ngay.


Nhận định gói kích cầu thứ nhất chỉ có 20% doanh nghiệp (DN) tiếp cận được nguồn vốn vay hỗ trợ lãi suất là chưa thật đúng. Hiện cả nước có 390.000 DN nhưng trong số này có bao nhiêu DN đã dừng hoạt động, đang phá sản.

Số liệu này chưa có. Hơn nữa, trong số các DN đang hoạt động, nhiều DN có năng lực tài chính, không cần vay vốn. Chưa kể có 13 nhóm đối tượng không cần hỗ trợ. Cho nên đánh giá như vậy là không thỏa  đáng.


Chính xác có 3.910 khoản chi chưa hoàn tất hồ sơ, sai về mặt thủ tục số tiền 8.300 tỉ đồng. Cái này có thể khắc phục ngay chứ không mất mát.

B. Trân ghi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo