. Phóng viên: Thưa ông, C45 nhận định thế nào về nạn rải đinh bẫy người đi đường đang diễn ra ngày một nhiều mà Báo NLĐ đã thông tin?
- Đại tá Nguyễn Tri Phương: Đây là vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ - nơi có mật độ dân cư cao nhất nước như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai. Các cuộc họp giao ban của Tổng cục CSĐT tội phạm thời gian gần đây đã bàn đến việc dẹp bỏ tệ nạn này.
Trước mắt, Bộ Công an chỉ đạo công an các địa phương tập trung đấu tranh ngăn chặn “đinh tặc”, đồng thời đề nghị chính quyền tỉnh, TP có biện pháp hỗ trợ về chính sách và nghiệp vụ để các lực lượng quần chúng tham gia trấn áp hiệu quả.
. Đến nay, đã có nhiều “đinh tặc” lãnh án tù nhưng nạn rải đinh bẫy người đi đường để thu lợi bất chính vẫn chưa giảm. Theo ông, đâu là nguyên nhân?
- Dù nạn rải đinh xảy ra liên tục trên đường phố và hậu quả của nó là khôn lường nhưng việc xác định kẻ thực hiện hành vi và đặc biệt là kẻ chủ mưu hưởng lợi đằng sau lại rất khó khăn.
Chưa ai có thể đếm được mức độ và số lần thiệt hại từ nạn rải đinh. Một chiếc xe bị bể bánh thì dễ thấy, vấn đề là làm sao chứng minh được kẻ làm bể bánh chiếc xe đó. Chúng tôi cũng được biết sau khi một số “đinh tặc” ở Bình Dương bị bắt, nhiều chủ tiệm vá xe đã bỏ trốn, tuy nhiên chưa thể làm rõ mối liên hệ giữa chúng.
Rải đinh từ trên... xe buýt!
Ngày 15-2, trao đổi với phóng viên Báo NLĐ, ông Huỳnh Thanh Nhân, Phó Chủ tịch UBND quận Thủ Đức – TPHCM, cho biết sau khi nhiều “đinh tặc” bị bắt quả tang và đưa ra xét xử, hiện các đối tượng rải đinh đối phó bằng cách làm khách trên xe buýt thường lưu thông trên các tuyến đường qua Quốc lộ 1A, Quốc lộ 13... để rải đinh.
“Qua thời gian theo dõi, các đơn vị báo cáo đã phát hiện tình trạng đinh từ trên xe buýt rớt xuống đường nên không thể xác định được người nào rải, gây khó khăn cho việc theo dõi, bắt giữ. Hiện chúng tôi đã yêu cầu lực lượng công an phải làm sao bắt được quả tang, nếu đủ yếu tố hình sự sẽ đưa ra xét xử lưu động để làm gương và răn đe”- ông Nhân khẳng định.
T.Tiến |
Đã có những kẻ rải đinh được đưa ra trước vành móng ngựa và lãnh án tù giam nhưng các mức án vẫn chưa nhận được sự đồng tình của dư luận do quá nhẹ so với hậu quả mà nó gây ra.
Theo tôi, đây là nguyên nhân dẫn đến nạn rải đinh vẫn tràn lan trong dịp Tết vừa rồi. Sự hạn chế còn nằm trong các cơ quan thực thi pháp luật. Để xử lý tốt hơn loại tội phạm này, cần có sự thống nhất giữa cơ quan điều tra và viện kiểm sát để đưa ra án phạt phù hợp với thực tế.
. Các đối tượng rải đinh bị bắt quả tang hầu hết đều do các thành viên CLB Phòng chống tội phạm phường Phú Hòa, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương thực hiện. Phải chăng lực lượng quần chúng vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong việc triệt phá “đinh tặc”?
- Phải nói mô hình này rất hay và hiệu quả. Trong dịp đến trao bằng khen và tiền thưởng cho các thành viên CLB Phòng chống tội phạm phường Phú Hòa về thành tích bắt bọn rải đinh mới đây, tôi đã trao đổi với lãnh đạo ngành công an và chính quyền tỉnh Bình Dương về việc nghiên cứu đề ra cơ chế đặc thù và hỗ trợ về cả nghiệp vụ lẫn chính sách để họ hoạt động tốt hơn.
Tinh thần trách nhiệm và sự dũng cảm của các thành viên CLB là rất cao nhưng cần tạo ra cơ chế để bảo đảm an toàn cho bản thân họ và hiệu quả trong trấn áp, phục vụ điều tra về sau nữa.
Với tư cách là đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an, chúng tôi đề nghị địa phương bồi dưỡng thêm kiến thức về các biện pháp truy bắt, thu thập tang vật, chứng cứ phạm tội, bảo vệ hiện trường... cho những lực lượng quần chúng như vậy.
Bình luận (0)