xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tàu cá xa bờ đang... "mắc cạn"

Nhóm phóng viên

Không bán bảo hiểm cho ngư dân, ngân hàng từ chối cho vay, chất lượng đóng tàu kém… là những vấn đề khiến đội tàu đánh bắt xa bờ theo Nghị định 67 tại nhiều địa phương chậm vươn khơi

Ngày 5-7, UBND tỉnh Khánh Hòa chủ trì cuộc họp với các sở, ngành, ngân hàng (NH) và các đơn vị liên quan để giải quyết những vướng mắc trong việc triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7-7-2014 (viết tắt là NĐ 67) của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.

Gây khó cho ngư dân

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Khánh Hòa, toàn tỉnh có 54 tàu được đóng mới, cải hoán theo NĐ 67 với tổng vốn 478 tỉ đồng. Đến nay, đã có 17 tàu hoạt động đạt hiệu quả, 11 tàu đang đóng, 9 tàu xin không tham gia và 17 tàu chưa triển khai được vì nhiều lý do.

Ông Lê Tấn Bản, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Khánh Hòa, cho biết một trong những vướng mắc lớn nhất là từ ngày 1-1, Công ty Bảo hiểm Bảo Minh đã ngừng bán bảo hiểm cho các tàu theo NĐ 67. Trong khi đó, các NH thương mại đều yêu cầu có bảo hiểm để bảo đảm an toàn nguồn vốn cho vay.

Bên cạnh đó, nhiều chủ tàu gặp khó vì các NH từ chối cho vay. Cụ thể, trường hợp chủ tàu Phạm Kim Hà (phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang) đã đóng 675 triệu đồng tiền đối ứng cho NH TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) Chi nhánh Khánh Hòa từ nhiều tháng nay nhưng vẫn bị NH trả hồ sơ. Ông Lê Văn Tèo (phường Vĩnh Nguyên) đã gửi vào NH 500 triệu đồng nhưng vẫn chưa được vay vốn vì cho rằng cần phải thế chấp tài sản... Trong 9 ngư dân xin rút khỏi NĐ 67, một người cho biết nguyên nhân là gặp nhiều rắc rối khi làm hồ sơ vay vốn của NH.

Tỉnh Bình Định có 47 tàu vỏ thép được đóng theo NĐ 67, trong đó 45 tàu đã hoạt động. Từ tháng 4-2017 đến nay, địa phương này có đến 18 tàu bị gỉ sét, hư hỏng nặng không hoạt động được. Trong số này, 13 tàu đóng tại Công ty TNHH MTV Nam Triệu (trụ sở TP Hải Phòng) và 5 tàu đóng tại Công ty TNHH Đại Nguyên Dương (trụ sở tỉnh Nam Định).

Tàu cá xa bờ đang... mắc cạn - Ảnh 1.

Nhiều tàu vỏ thép tại tỉnh Bình Định được đóng mới theo Nghị định 67 hạ thủy chưa lâu đã bị gỉ sét, hư hỏng Ảnh: ANH TÚ

"Cần có quy định để NH khoanh nợ, giãn nợ cho chủ tàu tiếp tục được hưởng hỗ trợ lãi suất trong thời gian dài tàu bị hư hỏng phải nằm bờ. Quy định thời gian trả lãi và tiền gốc 3 tháng/lần đối với ngư dân vay vốn đóng tàu quá ngắn, cần phải được giãn từ 6 tháng hoặc 1 năm/lần để phù hợp với điều kiện đánh bắt của ngư dân..." - ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định, kiến nghị.

Còn tại Quảng Ngãi, nhiều tàu đã đóng xong nhưng không dám ra khơi bởi công ty bảo hiểm không còn bán bảo hiểm cho tàu từ đầu năm 2017. "Mỗi tàu đóng theo NĐ 67 thường có mức đầu tư rất cao, không mua được bảo hiểm thì ngư dân không mạnh dạn ra khơi. Trên biển rủi ro nhiều, nếu có gì xảy ra, ngư dân sẽ lãnh đủ" - ông Nguyễn Quốc Chinh - Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi - giải thích.

Ngân hàng sợ... mất vốn

Nói về việc không được hỗ trợ mua bảo hiểm tàu, ông Nguyễn Trọng Chánh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa, cho biết Công ty Bảo Minh Khánh Hòa có công văn giải thích dù Chính phủ cho phép tiếp tục triển khai về bảo hiểm cho các tàu đánh bắt xa bờ nhưng công ty vẫn chưa nhận được văn bản hướng dẫn từ Bộ Tài chính.

Giải thích lý do không cho ngư dân vay vốn đóng tàu, đại diện VietinBank Chi nhánh Khánh Hòa cho rằng qua thẩm định, phương án sản xuất mà ngư dân đưa ra không hiệu quả. NH đề nghị cung cấp ghi chép sản xuất - kinh doanh trong năm trước nhưng ngư dân không cung cấp được.

Còn theo đại diện Agribank Chi nhánh Khánh Hòa, có 5 NH cùng tham gia hỗ trợ vốn cho ngư dân nhưng thực tế, chủ yếu chỉ có Agribank và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) Chi nhánh Khánh Hòa. "Phải trả 1 tỉ đồng/năm trong vòng 16 năm thì tàu đóng theo NĐ 67 rất khó trả nợ theo đúng cam kết. Nhiều NH ở các tỉnh đang lo lắng vì những sự cố về tàu vỏ thép chắc chắn sẽ khó thu hồi vốn. Tiền do NH bỏ ra cho vay thì NH tự chịu nếu không thu hồi được. Trong khi đó, theo NĐ 67, ngư dân không phải cầm cố tài sản. Do đó, để được vay vốn thì NH phải thẩm định phương án sản xuất của các chủ tàu kỹ lưỡng, bảo đảm có hiệu quả" - đại diện Agribank Chi nhánh Khánh Hòa trình bày.

Mạnh dạn gỡ khó

Ông Đào Công Thiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, cho rằng đây là chính sách lớn của nhà nước nhưng VietinBank Khánh Hòa, Vietcombank Khánh Hòa chưa cho ngư dân vay vốn là chưa hoàn thành trách nhiệm. "Còn 17 tàu theo NĐ 67 chưa thực hiện được, tôi đề nghị các NH chưa cho ngư dân vay vốn phải rà soát lại các thủ tục. Từ đây đến cuối năm, cố gắng hỗ trợ ngư dân đóng tàu. Nếu không thực hiện thì đề nghị cắt thi đua" - ông Thiên nói.

Ông Thiên yêu cầu Sở NN-PTNT làm văn bản gửi Công ty Bảo hiểm Bảo Minh yêu cầu phải có trách nhiệm bán bảo hiểm cho ngư dân, đồng thời tham mưu UBND tỉnh báo cáo vụ việc đến Bộ Tài chính. Sở NN-PTNT lập đoàn kiểm tra các cơ sở đóng tàu trên địa bàn; kiên quyết loại các cơ sở không bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng khi đóng tàu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo