xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tây Nguyên thiếu nước cứu cây trồng

ĐÌNH THI - CAO NGUYÊN

Các tỉnh Tây Nguyên đang bước vào cao điểm khô hạn, nhiều diện tích trồng cây cà phê, trà, rau màu… thiếu nước trầm trọng

Ngay sau Tết, tại nhiều vùng trọng điểm trồng cà phê ở Tây Nguyên đã đồng loạt “ra quân” chống hạn, tưới nước đợt 2 để cứu cây đang bị khô kiệt.

Cây trồng đang “hóa củi”

Tại tỉnh Lâm Đồng, theo Phòng Nông nghiệp huyện Di Linh, các xã Tân Châu, Gia Bắc, Sơn Điền, Tam Bố, Hòa Bắc, Hòa Trung, Đinh Trang Hòa… đang bị khô hạn nặng, người dân phải dựng lều, thức thâu đêm đắp bờ bao tích nước để cứu cây cà phê.

Ông Nguyễn Văn Hương (ngụ thôn 5, xã Tân Châu) cho biết: “Gia đình tôi có 3 ha cà phê. Năm nay, từ rằm tháng giêng đến giờ vẫn chưa tưới xong đợt 2, mỗi đợt tưới trong 3 ngày. Do nguồn nước cạn kiệt, cứ tưới 2 giờ thì hết nước, 5 giờ sau mới có nước tưới tiếp. Cứ tình trạng này thì không tránh khỏi mất mùa” - ông Hương buồn bã.

Theo thống kê của huyện Di Linh, toàn huyện có gần 42.000 ha cà phê nhưng hệ thống thủy lợi chỉ bảo đảm nước tưới cho khoảng 7.000 ha cây trồng các loại. Vì vậy, những năm qua, người dân địa phương đã chủ động đào khoảng 4.000 ao hồ, hơn 900 giếng để tìm thêm nguồn nước cho cây trồng. Thế nhưng, trong đợt tưới rất quan trọng này, nguồn nước chỉ đáp ứng khoảng 60% diện tích cà phê. Do đó, huyện chủ động điều tiết lại lịch xả nước của các hồ đập, vận động nhân dân dùng thêm máy bơm tưới chống hạn.

 

Người dân Đắk Nông bất lực nhìn hệ thống máy bơm bỏ không bên dòng suối trơ đáy Ảnh: Cao Nguyên
Người dân Đắk Nông bất lực nhìn hệ thống máy bơm bỏ không bên dòng suối trơ đáy Ảnh: Cao Nguyên

 

Xuôi về phía Nam của tỉnh Lâm Đồng là các xã Lộc Thành, Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Quảng… của huyện Bảo Lâm cũng đang gánh chịu hạn hán nặng nề. Cây cà phê, trà trên các đồi cao đang dần “hóa củi”. Hàng loạt cây cà phê đã đậu trái trong đợt ra hoa trước Tết hiện đang khô và rụng dần.

Hằng ngày, chứng kiến cảnh 2 ha cà phê của mình “chết đứng” dưới chân núi Đại Bình, anh Trần Duy Tiến (ngụ huyện Bảo Lâm) bộc bạch: “Hai tuần qua, gia đình tôi be bờ nhưng vẫn không có nước. Để cứu vườn cà phê, tôi phải thuê người khoan 2 giếng nhưng một cái bị nhiễm phèn nặng, cái còn lại bị sập, mất trắng gần 30 triệu đồng chi phí. Ở đây, nhiều hộ cũng lâm vào cảnh bi đát như tôi”.

Tại các huyện Lâm Hà, Đức Trọng, Đạ Huoai, Cát Tiên…, hầu hết hộ dân phải khoan giếng nhưng chưa tới 20% tìm được nguồn nước do mực nước ngầm đang rất thấp.

Ông Nguyễn Bốn, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, xác nhận: “Tình hình hạn hán trên địa bàn đang hết sức nghiêm trọng, đặc biệt là các huyện phía Bắc, do các hồ đập nhỏ đã cạn kiệt nước”.

Ông Y Ba Kpơr (ngụ huyện Đắk Mil, Đắk Nông) cho biết chưa năm nào hạn hán khốc liệt như năm nay. Cả tháng nay, không chỉ ông mà rất nhiều người ở đây phải túc trực trong lòng hồ để vét bùn, tạo dòng, chờ nước mạch rỉ ra vớt vát cứu cây trồng. Cứ đà này một, hai tuần tới mà không mưa, chắc chắn các vườn cà phê sẽ chết khô. Còn theo ông Y Long HĐơk (ngụ huyện Đắk Mil), để cứu vườn cà phê gần 1 ha, gia đình ông phải vay tiền ngân hàng để khoan giếng. “Giếng khoan sâu 100 m tốn gần 30 triệu đồng nhưng nước chỉ đủ cho sinh hoạt, còn vườn cây thì chết héo dần” - ông Y Long HĐơk nói.

Theo lãnh đạo tỉnh Gia Lai, đến thời điểm này, đã có hơn 11.000 ha (20% diện tích cây trồng) của tỉnh bị hạn hán, thiệt hại gần 100 tỉ đồng.

Nhiều công trình thủy lợi mất vai trò

Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Lâm Đồng, toàn tỉnh hiện có 217 hồ chứa, 86 đập dâng. Hiện mực nước các hồ chứa trung bình thấp hơn cùng kỳ các năm gần 50 cm. Tại nhiều địa phương trong tỉnh, các hồ chứa vừa và nhỏ mực nước đã xuống thấp, nhiều nơi dưới mực nước chết hoặc cạn kiệt hoàn toàn. Mực nước của một số công trình thủy lợi lớn được xem là trọng điểm giúp người dân giải hạn như các hồ Đạ Tẻh (huyện Đạ Tẻh), Đắk G’Long Thượng (huyện Bảo Lâm), Ka La (huyện Di Linh), Tuyền Lâm (TP Đà Lạt)… đều ở dưới mực nước dâng bình thường 2-3 m.

Trên sông Đồng Nai, đoạn chảy qua tỉnh Lâm Đồng, do các nhà máy thủy điện dọc sông tích nước và điều tiết nước không hợp lý, không xả nước nên mực nước ở hạ lưu đã xuống dưới mức thấp nhất khiến 3 trạm bơm điện lớn trên đoạn sông này gồm Phước Cát 1, Phù Mỹ và Đức Phổ (huyện Cát Tiên) phải tạm dừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng.

Ông Phan Công Ngôn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Lâm Đồng, cho rằng: “Trong khi hạn hán hoành hành, một số hồ chứa, đập dâng ở nhiều nơi đã lão hóa, hư hỏng, bồi lấp trong nhiều năm qua nhưng địa phương không có kinh phí để duy tu, sửa chữa. Nếu nắng hạn kéo dài, tình hình thiếu nước sẽ xảy ra trên diện rộng, đe dọa hàng ngàn ha cây trồng”.

 

Kiên quyết không để dân thiếu nước

Chiều 7-3, chủ trì hội nghị kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử và công tác phòng chống hạn hán khu vực Tây Nguyên, Đại tướng Trần Đại Quang - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên - nhấn mạnh: “Dự báo thời gian tới, hạn hán sẽ khốc liệt hơn. Để chủ động ứng phó, đề nghị các bộ, ngành, địa phương quán triệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ về thực hiện giải pháp cấp bách phòng chống hạn. Tập trung ưu tiên bảo đảm nước sinh hoạt cho dân, chính quyền huy động phương tiện chở nước đến cấp cho dân; kiên quyết không để người dân thiếu nước dùng hằng ngày và không để trâu bò chết vì thiếu nước như từng xảy ra. Các nhà máy thủy điện tuy sẽ gặp khó khăn trong việc phát điện nhưng phải ưu tiên hàng đầu xả nước theo đúng quy định để bảo đảm nước sinh hoạt cho người dân…”.  Tại hội nghị, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ủng hộ 5 tỉnh Tây Nguyên 10 tỉ đồng từ quỹ an sinh xã hội và đóng góp của cán bộ, công chức để chống hạn.

C.Nguyên

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo