xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tệ nạn xã hội: Ngừa là chính

QUÝ HIỀN

Khuyến cáo trên được đưa ra tại hội thảo "Tệ nạn xã hội trên địa bàn TP, nguyên nhân và những giải pháp cấp thiết" do Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM tổ chức ngày 16-7

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Nguyên, Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam, cho rằng lâu nay các đề tài nghiên cứu về phòng chống tệ nạn xã hội thường theo bố cục thực trạng - nguyên nhân - giải pháp, giống như quy trình khám bệnh và kê đơn thuốc cho bệnh nhân. Đến phần giải pháp (đơn thuốc) thường là "tăng cường", "đẩy mạnh", "tích cực", "quyết liệt"… nhưng tình hình vẫn không được cải thiện mà ngược lại còn có chiều hướng phát triển phức tạp hơn.
 
Để tìm câu trả lời, TS Nguyên cho rằng căn bệnh xã hội cũng có những nguyên lý chữa trị gần giống như căn bệnh con người. "Không phải bác sĩ giỏi, liều thuốc cao là bệnh nhân hết bệnh mà phải xem cơ địa bệnh nhân đó như thế nào để có liều thuốc thích hợp. Để chữa trị những căn bệnh xã hội, không chỉ tùy thuộc vào các biện pháp hành chính và pháp luật mà còn phải hiểu rõ tính chất xã hội của đô thị để đánh giá khả năng phòng chống các tệ nạn" - TS Nguyễn Hữu Nguyên lập luận.
 
img
Gái bán dâm trá hình trong một quán karaoke ở quận Bình Thạnh vừa bị đoàn kiểm tra
 liên ngành 814 TP HCM phát hiện, xử lý. Ảnh: TÂN TIẾN
 
Cũng theo TS Nguyễn Hữu Nguyên, khái niệm siêu đô thị gần đồng nghĩa với quá tải dân số. TP HCM hiện nay đã gần 10 triệu dân (kể cả nhập cư và vãng lai). Tuy chưa phải là siêu đô thị nhưng sự quá tải đã biểu hiện khá rõ: quá tải giao thông gây ra nạn kẹt xe thường xuyên, quá tải hệ thống thoát nước gây ngập, quá tải an ninh trật tự dẫn đến tệ nạn xã hội tăng nhanh…
 
Báo cáo của UBND quận Bình Tân và UBND quận 12 cho thấy tốc độ đô thị hóa nhanh là một trong những nguyên nhân làm tình hình các loại tội phạm như ma túy, mại dâm, phạm pháp hình sự gia tăng.
 
Phân tích số vụ phạm pháp hình sự ở quận 12 cho thấy đối tượng ở các tỉnh, thành phố khác chiếm 51,41% số vụ vi phạm. Ngoài ra, một thực tế cũng gây lo lắng và làm cho mọi người phải suy nghĩ: Qua phân tích số vụ phạm pháp hình sự ở quận 12, đối tượng gây án ở độ tuổi từ 18 đến dưới 30 tuổi chiếm 59,32%; ở quận Bình Tân tỉ lệ này chiếm 80,45%.
 
TS Phạm Đức Trọng, nguyên trưởng Khoa Xã hội học Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, nhận định hiện nay chúng ta chạy theo con "bệnh" để chữa bệnh là chính chứ chưa có giải pháp ngừa bệnh.
 
Theo TS Trọng, chúng ta nên "đi tìm câu hỏi đúng cho vấn đề chứ không phải trả lời đúng cho câu hỏi sai". Liên hệ thực tế, TS Trọng dẫn chứng: "Lâu nay chúng ta cứ hỏi làm thế nào để bài trừ tệ nạn mại dâm" trong khi câu hỏi này không thể có câu trả lời, do đó nên đổi lại là: "Mại dâm có từ bao giờ và tìm cách ứng xử với nó".
 

Tội phạm ngày càng trẻ

Theo số liệu tổng hợp của Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM, năm 2012, cả nước xảy ra 8.820 vụ vi phạm pháp luật (tăng 231 vụ so với năm 2011) do gần 13.300 người chưa thành niên gây ra. Trong đó, độ tuổi từ 14-16 chiếm 31,9% và từ 16-18 chiếm 61,1%, tập trung nhiều nhất ở bậc THCS (41,8%), kế đến là THPT (31,9%).

Tại TP HCM, từ tháng 11-2011 đến tháng 5-2012, lực lượng chức năng bắt giữ 559 đối tượng phạm pháp hình sự là vị thành niên, trong đó độ tuổi từ 14 đến dưới 16 chiếm 23,5%, từ 16 đến dưới 18 chiếm 72% và dưới 14 tuổi chiếm 4,5%, tập trung nhiều nhất ở bậc THPT (47%), kế đến là THCS (42,7%), tiểu học 7,1%, không biết chữ là 3,2%.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo