Chính phủ vừa ban hành Nghị định 102 quy định về tổ chức và hoạt động của lực lượng kiểm ngư, có hiệu lực từ ngày 25-1-2013. Đây là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thuộc Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), thực hiện chức năng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật và thanh tra chuyên ngành thủy sản trên các vùng biển Việt Nam.
của tỉnh Phú Yên kỳ vọng sẽ cao hơn hiện nay. Ảnh: HỒNG ÁNH
Nhiều quyền hạn
Ông Lưu Văn Huy, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra (Tổng cục Thủy sản), cho biết kiểm ngư là lực lượng dân sự, chủ yếu bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Cụ thể, lực lượng này sẽ kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản như: vùng khai thác, tuyến khai thác, nghề khai thác, mùa vụ khai thác, kích cỡ mắt lưới được phép sử dụng; giấy phép hoạt động khai thác; kiểm soát việc dùng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác hủy diệt nguồn lợi...
Ngư dân tỉnh Quảng Ngãi chuẩn bị ra khơi đánh bắt cá. Ảnh: TỬ TRỰC
Trang bị hiện đại
Dự kiến, mỗi cơ quan kiểm ngư vùng sẽ có 1 tàu kiểm ngư công suất từ 3.000 CV trở lên, được trang bị hiện đại, có thể hoạt động trong điều kiện sóng gió cấp 8-9 và dài ngày trên biển. “Dự án đóng mới đội tàu kiểm ngư Trung ương, 18 tàu kiểm ngư công suất 1.000 CV cho một số địa phương trọng điểm... đang được triển khai” - Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết.
Trao công hàm phản đối Trung Quốc Ngày 4-12, trả lời câu hỏi của phóng viên về những hành động diễn ra gần đây của phía Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vi phạm thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước, trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và Tuyên bố cấp cao kỷ niệm 10 năm DOC, làm cho tình hình biển Đông thêm phức tạp”. Theo ông Lương Thanh Nghị, ngày 3-12, đại diện Bộ Ngoại giao đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối những việc làm nói trên của Trung Quốc và yêu cầu chấm dứt ngay, không tái diễn. Trước đó, ngày 27-11, tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) đã thông qua bản sửa đổi “Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển tỉnh Hải Nam”, trong đó đưa 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam vào phạm vi áp dụng. Sáng 30-11, trong khi tàu Bình Minh 02 đang tiến hành thăm dò địa chấn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam thì bị 2 tàu cá Trung Quốc cản trở và gây đứt cáp. B.Diệp |
Bình luận (0)