xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thêm 1.015 lao động Việt Nam ở Libya về nước

Bài và ảnh: Đức Dương

Sau 33 ngày lênh đênh trên biển, hơn 1.000 lao động Việt Nam đã trở về nước an toàn

Chiếc tàu Lisos (quốc tịch Hy Lạp) chở 1.015 lao động Việt Nam từ TP Benghazi của Libya cập cảng Cái Lân (Quảng Ninh) lúc 6 giờ 45 phút ngày 4-4. Niềm vui vỡ òa cùng nước mắt khi những người lao động này đặt chân lên đất mẹ.

 
“Về đến nhà, thế là sống rồi”
 
Bắt đầu rời cảng Benghazi (Libya) ngày 3-3, tàu Lisos trải qua hành trình hơn một tháng mới về tới Việt Nam, trễ 2 tuần so với dự kiến do phải ghé vào nhiều cảng để nạp nhiên liệu, lấy thực phẩm.
 
Do đang có chiến tranh tại Libya nên đa số lao động Việt Nam (chủ yếu quê ở Hà Tĩnh và Nghệ An) về nước trên chuyến tàu này không có hộ chiếu, giấy thông hành…
 
Đến cảng từ lúc mờ sáng để đón cậu con trai út Bùi Quốc Huy đi trên chuyến tàu, ông Bùi Công Chất (ngụ xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) chia sẻ: “Chúng tôi quá lo lắng cho chuyến trở về của con nên từ ngày 22-3, cả gia đình đã đến Hải Phòng đón con”.
 
Theo lời ông, hằng ngày, ông đều ra cảng Đình Vũ, Hải Phòng để đón con trai. Cách đây 2 ngày, ông mới biết tàu cập cảng Cái Lân nên vội vàng đưa cả gia đình ra Quảng Ninh thuê nhà ở tạm chờ con về.
 
img
Những người lao động Việt Nam cuối cùng từ Libya về đến cảng Cái Lân, tỉnh Quảng Ninh vào sáng 4-4
 
Người đầu tiên đặt chân lên đất mẹ là anh Trần Văn Hiệp, SN 1973, ở huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Trước khi lên tàu về nước, anh bị bệnh nặng, phải mổ đường tiết niệu. Hơn một tháng trên biển trong điều kiện thiếu thốn mọi thứ nên sức khỏe của anh Hiệp không được tốt. Vừa được dìu lên bờ, anh Hiệp sung sướng hét lên: “Về đến nhà, thế là sống rồi”.
 
Anh cho biết những ngày ở Libya và hành trình gian khổ trên biển là kỷ niệm buồn không thể quên được. Nhiều người lao động khác trên chuyến tàu trở về từ Libya cũng có cùng tâm trạng với anh Hiệp, bởi những gì họ trải qua quá vất vả, gian truân. Nhiều người cho biết điều họ mong muốn nhất lúc này là trở về nhà càng nhanh càng tốt.
 
Những ký ức buồn
 

Ông Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, khẳng định: Việc hơn 1.000 lao động về cảng Cái Lân an toàn đã kết thúc thành công chiến dịch di tản lao động Việt Nam tại nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay. Bắt đầu từ ngày 24-2 đến nay, chiến dịch này đã di tản tổng cộng hơn 10.300 lao động làm việc tại Libya thoát khỏi vùng chiến sự.

Thuộc dạng hộ nghèo ở xã Hà Toại, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, vợ chồng anh Giang Thanh Phong (SN 1973) rất vất vả nuôi 3 con nhỏ và mẹ già 75 tuổi trong căn nhà vách đất.
 
Với mong muốn sửa lại căn nhà và có chút tiền nuôi con ăn học, anh Phong đánh liều vay gần 40 triệu đồng để làm thủ tục đi lao động tại Libya.
 
Mỗi tháng, nhận tiền lương khoảng 230 USD, anh Phong làm việc được gần một năm nhưng mới chỉ trả được một nửa số nợ đã vay.
 
Khi chiến tranh nổ ra, anh và nhiều lao động khác phải ẩn nấp trong trại lao động. Hai tháng lương mà anh chưa lĩnh, bây giờ cũng chẳng biết đòi ai. Hằng ngày, hằng giờ, tiếng súng ở bên ngoài khiến anh nghĩ rằng không thể trở về được với vợ con và mẹ già.
 
Anh Nguyễn Duy Hòa, SN 1986, ở Ninh Nhất, Ninh Bình, cho biết ngày 2-3, sau rất nhiều khó khăn, anh mới đến được cảng Benghazi.
 
Trên đường đi, cảnh hỗn loạn, hoang tàn phủ khắp mọi nơi với những chiếc ô tô bị đốt cháy đen, những vết đạn loang lổ trên các bức tường khiến ai nấy đều hoang mang. Hành trình trở về cũng thật gian nan, khẩu phần ăn của lao động trên tàu trong hơn một tháng chủ yếu là bánh mì, mì ăn liền và nơi ở rất chật chội.
 
Anh Nguyễn Đại Diễn, SN 1971 ở Nam Trực, Nam Định, tâm sự: Chiến tranh ở Libya hiện ra trước mắt và ranh giới giữa sự sống và cái chết thật mong manh. Hành trình trở về Việt Nam cũng thật gian truân. Do bị say sóng nên anh nằm bẹp suốt thời gian trên biển.
 
Những người lao động Việt Nam trở về từ Libya đa phần là những người nghèo từ các vùng quê. Trở về nước an toàn nhưng với họ, trước mắt là bộn bề những lo toan về cuộc sống và những khoản nợ mà họ đã vay mượn để được sang Libya làm việc. Theo chỉ đạo của Bộ LĐ-TB-XH, chậm nhất sau 2 tuần, các doanh nghiệp sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng cho người lao động .
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo