* Phóng viên: Mỗi tỉnh, thành đều có quy hoạch về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đã định hướng quản lý, phát triển cho toàn địa bàn. Việc có thêm một quy hoạch biển có chồng chéo với quy hoạch hiện nay của địa phương không, thưa bà?
|
Đúng là đối với các tỉnh, thành ven biển, trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã bao gồm kế hoạch phát triển kinh tế biển đảo và phạm vi phát triển kinh tế ngành. Tuy nhiên, các mảng không gian biển và các vấn đề liên ngành, tính liên kết vùng trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chưa được xem xét và lồng ghép. Chính vì vậy, quy hoạch không gian biển không chồng chéo và cũng không thay thế quy hoạch kinh tế - xã hội của địa phương mà có chức năng quan trọng là kết nối, điều chỉnh hành vi phát triển các ngành, các lĩnh vực dịch vụ biển trong một vùng biển quản lý cụ thể.
Khai thác titan dọc bờ biển Bình Sơn - Quảng Ngãi. Ảnh: TỬ TRỰC
* Theo bà, đặc trưng nào của quy hoạch không gian biển tạo ra chức năng kết nối đó?
- Quy hoạch không gian biển đang là vấn đề rất mới tại Việt Nam. Loại quy hoạch này có rất nhiều đặc trưng mới, khác so với các quy hoạch ngành. Quy hoạch có tính tiếp cận tổng hợp và liên ngành, dù không thay thế các quy hoạch đơn ngành nhưng nó hướng dẫn cho các nhà ra quyết định của các ngành riêng biệt để họ có thể ban hành quyết định với cách nhìn tổng thể. Tuy quy hoạch có tính chiến lược và dự báo dài hạn (từ 20 - 30 năm) cho tương lai của hoạt động phát triển trên một vùng biển nhưng các hoạt động phát triển của con người về mặt thời gian và không gian cũng ảnh hưởng đến quy hoạch để điều chỉnh cho phù hợp hơn.
Bên cạnh đó, quá trình thiết lập và áp dụng quy hoạch có sự tham gia của các bên liên quan sẽ đóng góp tích cực cho quá trình triển khai nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội và sinh thái.
* Các địa phương cần lưu ý những điểm chính nào khi lập quy hoạch không gian biển?
* Ngoài phổ biến cuốn cẩm nang này, MCD có hỗ trợ gì nếu các địa phương gặp khó khăn trong việc lập quy hoạch không gian biển, thưa bà?
Đối mặt nhiều thách thức Việt Nam là nơi có nhiều hệ sinh thái năng suất sinh học cao: rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển… với lợi nhuận thuần thu được ước tính sơ bộ khoảng 60-80 triệu USD/năm, vùng biển và ven biển chiếm vị trí và đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Tuy nhiên, vùng biển hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức như suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên quá mức, gia tăng dân số và đói nghèo… |
Bình luận (0)