xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thêm nguy hại cho nước sông Sài Gòn

CHÁNH TRUNG

Một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học cho thấy hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai đã xuất hiện chất gây rối loạn nội tiết và kháng sinh

Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Đinh Tuấn, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP HCM, cho biết: “Do ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái và sức khỏe con người nên 2 nhóm chất kháng sinh và các chất gây rối loạn nội tiết (endocrine disruptors - EDCs) gây ô nhiễm sông Sài Gòn - Đồng Nai được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm. Ở nước ta, do sử dụng khá thường xuyên các chất kháng sinh, trong khi hầu như các nguồn nước thải đều không được kiểm soát nên việc tích lũy các chất này tại những nơi tiếp nhận nhiều loại nước thải khác nhau như lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai là có thể xảy ra”.

Bùn cũng nhiễm chất độc hại

Từ năm 2012, các nhà khoa học của Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP HCM đã nghiên cứu, đánh giá dư lượng của một số kháng sinh (nhóm fluoroquinolone) và chất gây rối loạn nội tiết tại hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai. Từ đó, đề xuất giải pháp giám sát, kiểm soát các chất gây nguy hại này.

Lấy nước sông Sài Gòn phục vụ nghiên cứu bảo vệ môi trường. (Ảnh do Chi cục Bảo vệ Môi trường  TP HCM cung cấp)

Lấy nước sông Sài Gòn phục vụ nghiên cứu bảo vệ môi trường. (Ảnh do Chi cục Bảo vệ Môi trường TP HCM cung cấp)

Trong năm 2013, các nhà khoa học đã lấy 24 mẫu nước mặt và 24 mẫu trầm tích của 2 sông Sài Gòn và Đồng Nai; lấy 13 mẫu nước thải và 13 mẫu bùn thải tại các trạm xử lý của các bệnh viện trên địa bàn TP HCM và Đồng Nai. Ngoài ra, các nhà khoa học còn lấy hàng chục mẫu nước thải, bùn thải tại nhiều khu vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đô thị của TP HCM, Đồng Nai.

Kết quả cho thấy có dư lượng khá cao kháng sinh FQs, TCs và chất gây rối loạn nội tiết PEs tại nhiều vùng sông Sài Gòn và các khu vực lân cận. Cụ thể, tần suất xuất hiện fluoroquinolone (FQs) trong nước có nơi đến 33%, trong bùn là 62%; tetracylines (TCs) trong nước có nơi 33%, bùn 57%; phthalate ester (PEs) trong nước có nơi 25%, bùn 100%. Nghiêm trọng hơn là những chất nguy hại này có dư lượng khá cao tại một số nơi là nguồn nước đầu vào của 2 nhà máy nước Hóa An và Biên Hòa.

Phải xử lý sớm

Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Đinh Tuấn cho biết kháng sinh và chất gây rối loạn nội tiết trong nguồn nước có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái và sức khỏe con người. Những chất này có trong chất thải sinh hoạt đô thị, bệnh viện, khu vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là quy trình xử lý nước thải lại chưa xử lý được 2 nhóm chất này. Do vậy, kháng sinh và chất gây rối loạn nội tiết có thể tồn lưu và di chuyển ra các nguồn nước bên ngoài. Dư lượng của kháng sinh là nguyên nhân hình thành hoặc phát triển các nhóm vi sinh vật kháng kháng sinh. Còn PEs sẽ gây ra các rối loạn nội tiết cho con người. Trong khi đó, nước vùng hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai là nguồn dùng để xử lý, cung cấp nước sinh hoạt cho hàng triệu người dân TP HCM và những khu vực lân cận. Vì vậy cần có giải pháp để sớm xử lý 2 nhóm chất nguy hại này.

Từ điều tra ban đầu, nhóm nghiên cứu đề xuất 3 nhóm giải pháp để quản lý và giảm thiểu ô nhiễm cho vùng hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai, trong đó cần sớm ban hành các quy định liên quan đến dư lượng kháng sinh và chất gây rối loạn nội tiết trong nước thải và nguồn tiếp nhận. Giám sát sớm diễn biến của các chất ô nhiễm vừa phát hiện.

Không quá lo ngại

Ông Nguyễn Quang Triết, Giám đốc Nhà máy nước Tân Hiệp, cho biết khu vực lấy nước trên sông Sài Gòn của Nhà máy nước Tân Hiệp thuộc thượng lưu sông Sài Gòn (ấp Bến Than, xã Hòa Phú, huyện Củ Chi, TP HCM) là nơi dân cư thưa thớt, chủ yếu là đồng ruộng nên vấn đề ô nhiễm nước sông không đáng lo ngại. Vả lại, quy trình xử lý nước trước khi cung cấp cho người dân tại các nhà máy nước rất nghiêm ngặt; hằng tháng, các trung tâm phân tích lấy mẫu nước nước sông Sài Gòn 2 lần, Trung tâm Y tế dự phòng TP lấy mẫu nước tại các nhà máy.

Ông Bùi Thanh Giang, Giám đốc Nhà máy nước Thủ Đức - nơi lấy nước trực tiếp trên sông Đồng Nai, cho biết cũng không quá lo ngại trước thông tin của nhóm nghiên cứu bởi nhà máy lấy nước tại thượng lưu sông Đồng Nai (cầu Hóa An, tỉnh Đồng Nai). Đến nay, các chỉ tiêu xử lý nước trước khi cung cấp cho người dân đều bảo đảm.T.Hồng

 

Có thể gây ung thư

Đầu năm 2013, sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Môi trường và Tài nguyên - ĐHQG TP HCM, ĐH Tsukuba - Nhật Bản công bố nước tại hồ Dầu Tiếng qua sông Sài Gòn cung cấp nước sinh hoạt cho TP HCM có hàm lượng độc tố vi khuẩn lam Microcystins (có thể ảnh hưởng đến các chức năng quan trọng của tế bào con người) vượt từ hàng chục đến ngàn lần quy định về nước uống của thế giới. Tháng 7-2013, các nhà khoa học của Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP HCM cho biết tributyltin (tương tự chất diệt nấm trong sơn chống hà cho nhiều loại tàu thuyền và vật liệu đánh bắt thủy sản) đã xuất hiện và tăng dần hàm lượng ở hạ lưu sông Sài Gòn. Tributyltin có thể gây tác hại cho sinh vật biển và con người như biến đổi giới tính ở động vật chân bụng, biến dạng vỏ ốc, gây chảy máu mũi, viêm mũi...

Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho rằng việc sử dụng nguồn nước nhiễm độc, nhiễm khuẩn như có chất gây rối loạn nội tiết và kháng sinh cao có thể gây hại cho sức khỏe con người. Nếu nguồn nước này được sử dụng để sinh hoạt, ăn uống có thể tác động đến các cơ quan, bộ phận trong cơ thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm, thậm chí gây ung thư, vô sinh...

Ch.Trung - N.Dung

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo