xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thích thú xếp hàng... lên xe buýt

Thu Hồng - Như Phú

Rất nhiều hành khách đi trên tuyến xe buýt số 52 ở TPHCM bày tỏ sự vui mừng, ủng hộ mô hình “xếp hàng khi lên xe buýt”

img
Hành khách xếp hàng lên xe buýt tại trạm xe buýt gần Trường Đại học Quốc tế. Ảnh: Như Phú
Sau khi đưa vào sử dụng hơn 20 xe buýt sàn thấp, 21 xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch với nhiều tiện ích như: thùng vé tự động in bằng phiếu, thiết bị camera, thiết bị giám sát hành trình…, đến nay, việc thí điểm lắp đặt lối xếp hàng dành cho người đi xe buýt của Công ty TNHH một thành viên Xe khách Sài Gòn (Sài Gòn bus) đã tạo thêm dấu ấn cho ngành xe buýt, góp phần thu hút hành khách mà ngành này đang nỗ lực.

Hành khách ủng hộ

Sau 6 ngày Sài Gòn bus triển khai thí điểm mô hình “xếp hàng khi lên xe buýt” tại trạm đón xe buýt mã số 52 (tuyến Bến Thành - Trường Đại học Quốc tế) trước Trường Đại học Quốc tế nằm trong Làng Đại học Quốc gia TPHCM, trưa 22-9, trở lại nơi đây, chúng tôi ghi nhận hầu hết hành khách đi lại trên tuyến xe buýt này bày tỏ sự vui mừng, ủng hộ. Vừa đi từ lối xếp hàng lên xe buýt, ngồi xuống ghế, ông Nguyễn Hồng Minh (Chủ tịch danh dự Hội Hữu nghị Việt  Đức) thích thú: “Lối đi này đơn giản nhưng tiện lợi, tránh được cảnh xô đẩy, chen lấn, nhất là những người lớn tuổi như tôi”.
Ông Minh kể: Do có công việc tại trường Đại học Việt Đức nên ông thường đi lại trên tuyến xe buýt 52 và chứng kiến cảnh xô đẩy, chen lấn khi lên xe vì ai cũng muốn nhanh chân tìm cho mình một chỗ ngồi. Cách đây không lâu, lúc ở Hà Nội, ông chứng kiến một hành khách đã thiệt mạng vì bị cửa xe buýt dập trong lúc chen đẩy, cố leo lên xe. “Các cháu sinh viên trẻ, khỏe nên đỡ cực; những người già, đặc biệt những phụ nữ mang thai…, khi lên xe buýt mà bị chen lấn, xô đẩy thì quá nguy hiểm. Lối xếp hàng sẽ hạn chế được điều này” - ông Minh chia sẻ.

10 giờ 30 phút cùng ngày, bạn Nguyễn Thị Xuân Anh (sinh viên năm nhất ngành ngữ văn Tây Ban Nha Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM) đã chấp nhận đi bộ hơn 1 km từ trường của mình sang điểm đón xe buýt có lối xếp hàng để đón xe. Bạn Anh cho biết ngay ngã ba, cách trường khoảng 700 m cũng có trạm đón xe số 52 nhưng do quá đông sinh viên, mỗi lần lên phải chen lấn rất mệt mỏi nên Anh chọn giải pháp đi bộ xa hơn để được… xếp hàng.

Trong khi đó, anh Nguyễn Trung Quang, tài xế xe buýt số 52, phấn khởi: “Đặc trưng của tuyến xe buýt này là không có tiếp viên, tài xế kiêm luôn việc trông coi, bán vé. Lúc trước khách chen lấn, lên xe ào ào khiến việc bán vé khó khăn. Giờ có lối xếp hàng, người lên trật tự nên bán vé rất thong thả”.

Thể hiện văn minh nơi công cộng

Ông Cao Đăng Thuấn, Trưởng Phòng Điều hành Sài Gòn bus, cho biết việc thí điểm lắp đặt lối tại trạm chờ để hành khách xếp hàng khi lên xe buýt là ý tưởng được Trường Đại học Quốc tế đề xuất với công ty. Ngay khi tiếp cận ý tưởng, Sài Gòn bus ủng hộ và lập tức đưa vào triển khai với kinh phí 11 triệu đồng/cái. Trước khi thực hiện, công ty đã khảo sát nhiều tuyến xe và nhận thấy chỉ những tuyến có lượng khách đông và vị trí đặt nhà chờ phù hợp mới triển khai được. Nhiều ý kiến trước đó cũng lo ngại liệu khi đặt lối xếp hàng có chiếm hết phần lề đường dành cho người đi bộ và muốn triển khai ý tưởng trên thì vỉa hè phải rộng từ 3 - 4 m…
“Chỉ cần bề rộng vỉa hè khoảng 2 m là đủ vì bề rộng lối xếp hàng chỉ cần 1,2 m cho người ra vào, không cần quá rộng, tránh trường hợp chiếm lề đường dành cho người đi bộ. Ngoài ra, hành khách cũng không nên lo ngại việc lên xuống xe gặp khó khăn bởi chúng tôi yêu cầu lái xe phải dừng xe sao cho lối xếp hàng tiếp cận cửa trước để thuận lợi cho hành khách lên xe” - ông Thuấn nói.

Theo lãnh đạo Sài Gòn bus, tiên phong thực hiện mô hình này ngoài mục đích tránh tình trạng chen lấn, mất trật tự, kẻ gian lợi dụng sơ hở của hành khách để móc túi, việc xếp hàng khi lên xe buýt còn thể hiện sự văn minh, lịch sự của hành khách. Lâu dần thói quen này sẽ tạo thành nề nếp và giúp người dân nâng cao ý thức xếp hàng trong mọi hoạt động khác, không chỉ riêng ngành xe buýt.

Nhận xét về mô hình này, ông Lê Trung Tính, Trưởng Phòng Quản lý vận tải đường bộ Sở GTVT TPHCM, cho rằng đây là mô hình đơn giản nhưng phát huy hiệu quả cao, rất nhiều nước trên thế giới đã triển khai tại các trạm xe buýt, nhà ga và xe điện ngầm. “Do đó, quan điểm của chúng tôi là hoàn toàn ủng hộ để nhân rộng!” - ông Tính khẳng định. 

Nhân rộng

Bước đầu thành công do nhận được sự ủng hộ của người dân, hiện Sài Gòn bus đang khảo sát một số tuyến khác và đề xuất Sở GTVT tiếp tục triển khai việc lắp đặt lối xếp hàng dành cho hành khách trong thời gian sớm nhất. Cụ thể là tuyến số 30 (chợ Tân Hương - Trường Đại học Quốc tế), thêm điểm trên tuyến 52 (Bến Thành - Trường Đại học Quốc tế) và tuyến số 1 (Bến Thành - chợ Bình Tây).

Một tin vui khác là dự kiến cuối năm 2011, Sở GTVT sẽ đưa vào sử dụng 220 nhà chờ đang được tái đầu tư theo thiết kế mới có lối lên xuống, tay vịn dành cho người khuyết tật.
T.Hồng
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo