Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương chiều 6-10 phối hợp với Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) và Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) ở VN tổ chức họp báo, đánh giá mức độ thiệt hại do bão số 9 (Ketsana) gây ra tại các tỉnh, thành miền Trung và Tây Nguyên.
Nhiều người dân huyện miền núi Tây Giang (Quảng
163 người chết
Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương đánh giá bão Ketsana là một trong những cơn bão mạnh nhất trong vòng 40 năm qua tại VN. Dù dự báo và tổ chức phòng chống tốt nhưng cơn bão này vẫn gây thiệt hại lớn: 163 người chết, 11 người mất tích và 629 người bị thương; 21.614 nhà bị sập, trôi; 258.264 nhà hư hại và 294.711 nhà bị ngập. Ngoài ra, bão lũ còn gây thiệt hại rất nặng về nông nghiệp, thủy sản, giao thông, điện, thủy lợi..., tổng thiệt hại ước tính 14.014 tỉ đồng.
Hiện công tác khắc phục thiên tai đã và đang được các cơ quan từ Trung ương đến địa phương tập trung giải quyết với nỗ lực cao nhất. Đồng thời, các tỉnh, TP miền Trung chỉ đạo các huyện, quận chủ động phòng tránh bão số 10.
Quảng Ngãi: Thực hiện “4 tại chỗ”
UBND tỉnh Quảng Ngãi chiều 6-10 họp rút kinh nghiệm phòng chống bão số 9 và triển khai công tác phòng chống bão số 10. Bão số 9 đã gây thiệt hại khá nặng nề đối với tỉnh Quảng Ngãi: 35 người chết, 341 người bị thương, hơn 4.200 nhà bị sập đổ, hơn 68.000 nhà bị tốc mái, tổng giá trị thiệt hại ước tính 4.870 tỉ đồng.
Để khắc phục hậu quả bão số 9, UBND tỉnh đã phân bổ 80 tỉ đồng và 2.500 tấn gạo của Trung ương về các huyện để hỗ trợ khẩn cấp cho dân. Ngoài ra, tỉnh đã đề nghị Trung ương hỗ trợ thêm 420 tỉ đồng và 3.000 tấn gạo, 500 cơ số thuốc để phòng chống dịch bệnh, xử lý ô nhiễm môi trường.
Để đối phó bão số 10, tỉnh chỉ đạo các cơ quan hữu quan kêu gọi hơn 300 tàu thuyền và 4.000 lao động đang hoạt động trên biển tìm nơi trú ẩn; thực hiện phương châm “4 tại chỗ” của từng xã, thị trấn, huyện, TP...
Quảng
Rút kinh nghiệm các năm trước, từ đầu năm 2008, lần đầu tiên huyện miền núi Tây Giang triển khai xây dựng mỗi xã một kho lúa. Quy cách xây dựng dựa trên mẫu nhà Zuôl của dân (kho lúa dân dự trữ ngoài rẫy), mỗi kho rộng khoảng 50 - 60 m2, chứa khoảng từ 5 - 6 tấn lúa.
Huyện trích ngân sách hỗ trợ mỗi xã 6 triệu đồng để mua lúa đổ vào kho, mỗi xã tối thiểu 5 tấn. Với cách làm này, suốt mùa đông năm ngoái, dân Tây Giang không hề thiếu đói, nhiều xã còn thừa lúa để dành cho năm nay.
Hiện tại, đường lên huyện Tây Giang mới chỉ được thông tuyến tạm thời. Các xã bắt đầu xuất lúa dự trữ để hỗ trợ dân. Những hộ nghèo, khó khăn được ưu tiên cấp trước, mỗi hộ 30 - 50 kg. Ông Bhling Apú, Chủ tịch UBND xã Atiêng, cho biết kho lúa dự trữ của xã hiện còn khoảng 4 tấn, sẽ cấp hết cho dân. Các xã khác trong huyện cũng bắt đầu xuất lúa cứu dân.
Kon Tum: Thông nhiều tuyến đường
Theo báo cáo của Sở GTVT tỉnh Kon Tum, sau khi huy động nhiều lực lượng để khắc phục hậu quả bão lũ, đến chiều 6-10, tuyến đường Hồ Chí Minh, tuyến Quốc lộ 24 (Kon Tum đi Quảng Ngãi) và Quốc lộ 14C (huyện Ngọc Hồi qua xã biên giới Mo Ray sang Gia Lai) đã thông xe trở lại; vẫn còn 5/10 tỉnh lộ chưa được thông xe hoàn toàn. Tổng thiệt hại về giao thông của tỉnh ước tính 958 tỉ đồng.
Không được để dân đói
|
Bình luận (0)