xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thời tiết phức tạp, khó lường

Văn Duẩn

Bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện vào đầu năm 2017; miền Bắc rét đậm hơn các năm; Tây Nguyên và Nam Bộ mưa trái mùa; Trung Bộ và Nam Trung Bộ nay vẫn còn mưa lũ...

Trong 20 năm qua, trung bình hằng năm Việt Nam thiệt hại kinh tế do thiên tai gây ra khoảng 40.000 tỉ đồng. Việt Nam cũng là quốc gia đứng thứ 22 thế giới thiệt hại về người do thiên tai. Theo khuyến cáo của Trung tâm Khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia, thời tiết và thiên tai tại Việt Nam diễn biến rất khó lường.

Thiệt hại nặng nề

Ngay đầu năm 2016, đã xuất hiện hàng loạt vấn đề liên quan đến thời tiết, khí hậu, như: băng tuyết xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc, kéo xuống các tỉnh miền Trung; hạn hán, xâm nhập mặn ăn sâu vào đất liền ở các tỉnh miền Trung, ĐBSCL.


Thời tiết bất thường, mưa lớn kéo dài làm bùn lũ tràn vào nhiều nhà dân ở tỉnh Khánh Hòa Ảnh: Kỳ Nam

Thời tiết bất thường, mưa lớn kéo dài làm bùn lũ tràn vào nhiều nhà dân ở tỉnh Khánh Hòa Ảnh: Kỳ Nam

Những hiện tượng thời tiết bất thường đều diễn ra khốc liệt và phá vỡ các mốc lịch sử. Chẳng hạn, trong 6 tháng đầu năm 2016, lượng mưa trên phạm vi toàn quốc thiếu hụt từ 20%-40% so với cùng kỳ các năm trước. Trong khi mưa trái mùa xuất hiện trong các tháng mùa Đông - Xuân ở các tỉnh Bắc Bộ, nhiều nơi tại Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ lại xuất hiện khô hạn gay gắt, đạt kỷ lục trong 100 năm qua.

Theo ông Trần Quang Hoài, Ủy viên Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, 2016 là năm mà các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên phải gánh chịu thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản do thiên tai gây ra. Tiêu biểu là 2 đợt mưa lũ lớn diễn ra từ ngày 13 đến 16-10 và từ ngày 30-10 đến 7-11. “Hai đợt mưa lũ này đã làm 65 người chết và mất tích, 191.084 nhà bị ngập nước, 22.151 ha lúa bị ngập, hư hại...; thiệt hại trên 7.198 tỉ đồng. Còn tính từ đầu năm đến nay, mưa lũ đã làm 179 người chết và mất tích, tổng thiệt hại 36.276 tỉ đồng” - ông Hoài nói.

Nói về hiện tượng thời tiết bất thường, ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm KTTV quốc gia, nhận định: “Không chỉ có mưa đá, tuyết rơi mà sắp tới đây thời tiết còn nhiều biểu hiện bất thường, nguy hiểm khó có thể lường trước”. Ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV trung ương, cảnh báo thêm khí hậu ngày càng nóng hơn, khô hơn, mưa bão lũ nhiều hơn. Bằng chứng là hiện tượng El Nino bất thường kéo dài năm 2015-2016 làm nhiều tỉnh miền Trung và ĐBSCL điêu đứng.

Bão, áp thấp đầu năm?

Theo nhận định về xu thế thời tiết, thủy văn mùa Đông - Xuân năm 2016-2017 của Trung tâm KTTV quốc gia, tình hình thời tiết còn diễn biến rất phức tạp. Dựa trên các phân tích và dự báo mới nhất, ông Hoàng Đức Cường cho biết bão, áp thấp nhiệt đới nhiều khả năng còn hoạt động trên khu vực phía Nam biển Đông trong tháng 1 và tháng 2-2017, dù thời điểm này đã bước sang mùa nắng nóng. Về nhiệt độ, rét đậm - rét hại, từ tháng 1 đến tháng 4-2017, tại Bắc Bộ nhiệt độ trung bình phổ biến ở mức cao hơn 0,5-1 độ C so với trung bình nhiều năm (TBNN) cùng thời kỳ.

Trong khi đó, khu vực miền Trung có xu hướng tăng mưa vào cuối năm 2016 và 2 tháng đầu năm 2017. Nhìn chung, mùa mưa năm nay ở miền Trung có khả năng kết thúc muộn hơn so với năm 2015. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ dự báo xảy ra hiện tượng mưa trái mùa trong tháng 1 và 2-2017. Riêng khu vực Bắc Bộ sẽ xảy ra thiếu nước cục bộ, đặc biệt là ở vùng núi cao phía Bắc và trung du Bắc Bộ. Cấp nước, giao thông thủy và phát điện trong các tháng cuối mùa khô năm 2016-2017 sẽ khó khăn hơn năm 2015-2016.

Ngoài ra, trong những tháng mùa khô 2016-2017, dòng chảy trên các sông suối ở Trung Bộ và Tây Nguyên giảm dần và có khả năng thiếu hụt so với trung bình mỗi năm, phổ biến từ 20%-60%; trên các sông khu vực Nam Trung Bộ thiếu hụt trên 70%. Tổng lượng dòng chảy sông Mê Kông về khu vực ĐBSCL cũng dự báo thiếu hụt 15%-35%. Tình hình xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2016-2017 ở khu vực Nam Bộ ít gay gắt hơn năm 2015-2016 nhưng vẫn cao hơn mức trung bình hằng năm…

Trước tình hình thời tiết bất thường, tại hội nghị vừa mới diễn ra, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ ngành, địa phương rà soát, bổ sung, lập mới quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết vùng, địa phương để ứng phó. Về lâu dài, cần triển khai các giải pháp ưu tiên nâng cao năng lực ứng phó với thiên tai trong điều kiện biến đổi khí hậu, thiên tai cực đoan.

TP HCM: Mưa gió sẽ kéo dài đến đầu 2017

Theo báo cáo của Đài KTTV khu vực Nam Bộ, trong năm qua, thời tiết tại TP HCM có nhiều biến động và thất thường, nhiều lần xảy ra “thời tiết cực đoan” như mưa to, gió lớn. Nhiệt độ trung bình tại TP HCM cũng cao hơn 0,4-0,5 độ C so với năm 1990.

Đáng chú ý, theo ông Đặng Văn Dũng, Phó Giám đốc Đài KTTV khu vực Nam Bộ, khu vực Nam Bộ đang bước sang hiện tượng La Nina với hình thái thời tiết bất thường. Theo đó, tại TP HCM sẽ xuất hiện mưa và gió theo từng đợt kéo dài đến đầu năm 2017.

Theo chuyên gia dự báo thời tiết Lê Thị Xuân Lan, trong những năm tới, thời tiết tại TP HCM sẽ biến động khó lường. Do đó, các cơ quan dự báo phải cập nhật thông tin nhanh, chính xác để người dân chủ động ứng phó. L.Phong

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo