Lo ngại tùy tiện, tiêu cực
Ông Nguyễn Đình Cung, thành viên Hội đồng tư vấn cải cách TTHC, nhìn nhận: việc rà soát TTHC theo Đề án 30 của Chính phủ mới làm riêng lẻ ở từng bộ, ngành mà chưa mang tính liên ngành. Chẳng hạn, một doanh nghiệp khi làm dự án phải đi từ chủ trương đầu tư đến khâu xin giấy phép xây dựng mới xong một quy trình.
Dù là địa phương thực hiện tốt Đề án 30 nhưng Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Minh Trí vẫn còn băn khoăn: “TTHC chỉ là hình thức nhưng nó phải đồng bộ với nội dung mà nội dung cũng do các luật và nghị định quy định. Nếu hình thức và nội dung không đồng bộ thì cán bộ lúng túng không triển khai thực hiện được hoặc sẽ dẫn tới chỗ cán bộ phải “sáng tạo” để thực thi! Chưa kể việc không đồng bộ giữa cấp trên và cấp dưới vì TTHC có tới 70% là của cấp trên, còn địa phương chỉ có 30% về mặt thẩm quyền”.
Kêu gọi người dân tham gia hiến kế
Ông Đỗ Trung Thoại, Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng, đề nghị cơ quan thẩm quyền nên làm rõ thế nào là hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho dân chứ không nên nói một cách chung chung. Có như vậy, chúng ta mới có cơ sở để chế tài, xử lý cán bộ sai phạm.
Thay mặt Văn phòng chính phủ và Chính phủ, ông Nguyễn Xuân Phúc phê bình tỉnh Trà Vinh vì chưa thành lập phòng kiểm soát TTHC mặc dù đã đôn đốc nhiều lần, trong khi 24/24 bộ, ngành và 62/63 địa phương đã thành lập phòng này.
Đơn giản hóa hơn 6.600 thủ tục hành chính
Thông tin tại hội nghị, Văn phòng chính phủ cho biết: thực hiện 25 nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa TTHC, đến cuối tháng 6, các bộ, ngành đã ban hành theo thẩm quyền và dự thảo văn bản để trình cấp có thẩm quyền đơn giản hóa 3.037/4.800 TTHC (đạt tỉ lệ 63%). Về phía các địa phương, UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương đã đơn giản hóa 3.636 TTHC. Nhiều bộ, ngành đã tích cực triển khai giai đoạn 3 của Đề án 30. Tuy nhiên, việc công bố công khai các TTHC đã được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ chưa được một số bộ, ngành quan tâm. |
Bình luận (0)