xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thức ăn đường phố: Vẫn khó quản!

NGỌC DUNG - NGUYỄN THẠNH

Bộ Y tế đưa ra những quy định mới để quản lý chặt thức ăn đường phố nhưng với những đặc thù của ngành hàng này, xem ra mục tiêu của ngành y tế khó đạt được

Từ ngày mai, 20-1, Thông tư 30 của Bộ Y tế “siết chặt” những điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố sẽ chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, trước thời điểm thông tư có hiệu lực, hầu hết những người kinh doanh thức ăn đường phố vẫn thờ ơ, mơ hồ với thông tư này.

img

Những quy định về kinh doanh thực phẩm đường phố được xem là không khả thi. Ảnh: TẤN THẠNH

Người dân chưa biết

Khảo sát tại một số quán vỉa hè ở Hà Nội, chúng tôi nhận thấy hầu hết người bán hàng không biết gì về những quy định mới đối với hoạt động của họ. Nhiều người vẫn chưa biết để kinh doanh thức ăn đường phố phải có giấy chứng nhận sức khỏe, phải được tập huấn và cấp giấy xác nhận về kiến thức ATVSTP; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm phải có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc...

Chị Nguyễn Thị Trâm (quê Nam Định) cho biết 3-4 năm nay, chị và chồng lên Hà Nội bán bún riêu kiếm sống. Không có tiền thuê mặt bằng nên sáng thì chị gánh hàng bán cho bà con tiểu thương chợ Đồng Xuân, trưa về phố Lý Nam Đế bán cho dân văn phòng và người qua đường. “Chỗ ngồi cố định chẳng có, vừa bán hàng vừa lo “chạy” vì bị công an đuổi thì lấy đâu ra tủ kính để bày biện, che đậy thức ăn!” - chị Trâm giãi bày.

Trong khi đó, khi nghe phóng viên liệt kê hàng loạt yêu cầu cần phải có của một cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, chị Trần Thị Thịnh, chủ một cơ sở kinh doanh mặt hàng này ở phố Phùng Hưng (quận Hoàn Kiếm - Hà Nội), cho biết nếu áp đúng như thông tư này không chỉ cửa hàng của chị mà tất cả các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố đều không thể đáp ứng.

“Quy định nư­ớc dùng để chế biến thức ăn phải phù hợp với quy chuẩn, không chỉ với hàng rong mà thức ăn đường phố cố định cũng khó thực hiện. Thực phẩm đường phố sẽ “hết đất sống” vì không thể thỏa mãn được các điều kiện trong thông tư” - chị Thịnh lo ngại.

Theo thống kê sơ bộ, Hà Nội hiện có khoảng 47.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm. Trong đó, có đến hơn 26.000 cơ sở dịch vụ ăn uống đường phố nhưng mới chỉ khoảng 16.138 cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP.

TPHCM: Đã làm nhưng vẫn khó

Trong khi đó, tại TPHCM, theo ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP TP, những nội dung chính trong Thông tư 30 đã được triển khai từ 4-5 năm qua, chẳng qua là quy định mới cụ thể hóa hơn. Theo thống kê sơ bộ, TP hiện có hơn 28.000 điểm bán thức ăn đường phố. Tuy nhiên, cơ quan chức năng chỉ quản lý được những điểm bán hàng cố định. Hàng rong rất khó quản lý và xử lý vi phạm do những gánh hàng này lưu động khắp nơi.

Việc Bộ Y tế “tuyên chiến” với thức ăn đường phố là mong mỏi của nhiều người. Thế nhưng, không ít ý kiến cho rằng chưa biết những quy định này gây khó cho người kinh doanh tới đâu nhưng trước tiên là gây khó cho cơ quan quản lý. Trong khi gánh hàng rong dày đặc trong cả nước, lực lượng quản lý thì không tương xứng, vấn đề ATVSTP của nhóm thức ăn đường phố sẽ khó cải thiện.

Cần có lộ trình

PGS-TS Trịnh Quân Huấn, nguyên thứ trưởng Bộ Y tế, cho rằng Thông tư 30 có thể chưa thực hiện được ngay nhưng việc đưa những quy định mới vào văn bản quy phạm pháp luật là cần thiết. Cũng như nhiều quy định khác, việc thực thi phải có lộ trình, lúc đầu có thể giáo dục làm thay đổi hành vi, sau đó mới xử phạt. “Nếu cứ buông lỏng thì chẳng bao giờ quản lý được. Với những tiêu chí khó thực hiện, trong giai đoạn đầu chỉ nên nhắc nhở; những tiêu chí có thể làm được nhưng chủ hàng không thực hiện thì phạt ngay để răn đe” - ông Huấn gợi ý. Ông Huấn cho rằng thức ăn đường phố là một trong những thực phẩm có nguy cơ không an toàn cao nhất hiện nay, do vậy cần phải kiểm soát chặt.

Ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục ATVSTP (Bộ Y tế), cho rằng một số quy định trong Thông tư 30 không phải là mới. Trước đây, Bộ Y tế cũng đã có quy định về việc sử dụng găng tay ni lông khi tiếp với thực phẩm và thực phẩm chín bày bán phải để trong tủ kính. “Thậm chí, có địa phương đã cấp phát miễn phí găng tay ni lông cho các cơ sở bán bún, phở, thức ăn chín...” - ông Trung dẫn chứng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo