- Ông Trần Văn Mùi: Dựa vào đâu mà nói như vậy? Là người gắn bó lâu năm với vùng đất này, tôi khẳng định 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A được quy hoạch trong vùng lõi Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai và cắt nhiều phần đất của Vườn Quốc gia Cát Tiên nên chắc chắn gây ảnh hưởng rất lớn đến thiên nhiên và văn hóa trong khu vực.
Ông có thể nói rõ hơn về mặt văn hóa, bảo tồn sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Thứ hai, hiện có nhiều dân tộc anh em đang sinh sống tại vùng bản địa, trong đó có người Mạ, Stiêng, Châu Ro trải dài từ địa phận các huyện Định Quán, Tân Phú của Đồng Nai lên huyện Cát Tiên của Lâm Đồng. Các tộc người này đang sống yên ổn gần khu vực đang được dự tính xây thủy điện và dọc theo dòng chảy của sông Đồng Nai nên nói không ảnh hưởng là không thể chấp nhận được.
Nhiều chuyên gia đã tìm thấy các cổ vật có dấu tích của một nền văn hóa Óc Eo trải dài trên phạm vi khá rộng lớn dọc sông Đồng Nai. Điều này được xem là vô cùng quý giá về mặt khảo cổ học. Trong khi đó, thủy điện dù quy mô lớn nhỏ cỡ nào cũng khiến vùng đất hai bên bờ bị ngập, tất cả sẽ mãi mãi chìm dưới mặt nước.
Thưa ông, khoảng cách của thủy điện Đồng Nai 6, 6A và vùng sinh sống của các dân tộc bản địa là bao xa?
Vừa qua, Tổ chức UNESCO Việt Nam đã phản đối 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A vì cho rằng sẽ ảnh hưởng nặng nề cả về mặt môi trường và văn hóa. Thế nhưng, người có trách nhiệm thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch của ta thì khẳng định hoàn toàn ngược lại. Ông nghĩ sao về điều này?
- Nếu thật sự người của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch nói vậy, tôi cũng không thể hiểu nổi. Khoa học là phải có chứng cứ dựa trên thực tiễn và được phân định rõ ràng chứ không thể trộn lẫn trắng đen như vậy. Người ta cứ nói phát triển bền vững, giữ gìn nguồn cội, bảo vệ môi trường nhưng rồi bất chấp chứng lý và rừng cứ bị chặt phá. Thế giới nhìn vào cũng buồn thay cho chúng ta.
Thưa ông, việc xây dựng 2 thủy điện Đồng Nai 6 và 6A có vi phạm Luật Di sản, Luật Bảo vệ rừng?
- Đã có quy định rừng đặc dụng là bất khả xâm phạm, di sản thì càng không được đụng vào. Những thảm rừng ngàn đời, dù bị cho là rừng nghèo thì cũng không có gì đánh đổi được. Một dòng sông không thể bị băm tan nát, văn hóa dân tộc bản địa cần phải được giữ gìn. Nếu cứ bất chấp, dù là để phát triển thì có ngày chúng ta sẽ phải trả giá.
Đề nghị loại bỏ 324 thủy điện
Bộ Công Thương vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả rà soát quy hoạch và đầu tư xây dựng các dự án thủy điện trên cả nước.
Theo đó, ngoài 64 dự án thủy điện với tổng công suất 226,2 MW đã được các địa phương thống nhất loại bỏ, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo loại bỏ thêm 260 dự án thủy điện với tổng công suất 434 MW. Những thủy điện này chủ yếu có công suất dưới 3 MW, chưa có nhà đầu tư đăng ký từ khi phê duyệt quy hoạch hoặc đã nghiên cứu đầu tư nhưng hiệu quả thấp...
B.T.D |
Phải dựa trên cơ sở pháp luật Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Bùi Cách Tuyến cho biết sau phiên họp kỹ thuật hỗ trợ thẩm định báo cáo tác động môi trường của 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, chủ đầu tư là Tập đoàn Đức Long Gia Lai vẫn chưa gửi lại bản đánh giá tác động môi trường. “Sau khi nhận được bản thẩm định đánh giá tác động môi trường đã sửa lại của chủ đầu tư, Bộ Tài nguyên - Môi trường sẽ có những động thái tiếp theo, còn hiện nay vẫn chưa thể đưa ra quyết định chính thức về việc này” - ông Tuyến nói. Về việc bản nhận xét được TS Lê Đức Chương, Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường, gửi đến Hội đồng Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A và đề nghị thông qua 2 dự án này, ông Tuyến cho rằng nên để hội đồng thẩm định có nhận xét cuối cùng để bảo đảm khách quan và chính xác. “Bất kỳ một dự án nào khi được thẩm định cũng phải dựa trên cơ sở pháp luật và bảo đảm đúng quy trình” - ông Tuyến nhấn mạnh.
Ph.Nhung |
Bình luận (0)