Tố cáo: Không việc gì phải sợ?
Thứ Sáu, 10/1/2025
xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tố cáo: Không việc gì phải sợ?

Lương Duy Cường

Trong những năm qua, các cơ quan nhà nước mới chỉ giải quyết được 87,4% tổng số đơn tố cáo có danh. Trong đó có đến 59,3% là tố cáo sai và 28,3% tố cáo có đúng, có sai.

Con số được Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu thông tin tại phiên họp Quốc hội (QH) sáng 29-5 đang gợi ra nhiều suy nghĩ. Mới chỉ giải quyết được 87,4%? Như vậy, số còn lại hoặc là do năng lực, do chậm trễ, thậm chí có thể là chưa làm tròn trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan đến việc giải quyết tố cáo.

Nhưng dù là vì lý do gì thì con số nói trên cũng rõ ra một thực tế là còn một tỉ lệ không hề nhỏ đơn tố cáo có danh hẳn hoi - tức là đối tượng phải xử lý trong quy trình giải quyết tố cáo - chưa được giải quyết. Số đơn này hoàn toàn không hẳn là những tố cáo sai.

Chưa giải quyết hết tố cáo có danh thì thật khó để đơn tố cáo vô danh được giải quyết. Nếu 28,3% trong đơn tố cáo có danh là tố cáo có đúng, có sai thì cũng không cơ sở khoa học nào để khẳng định trong số đơn tố cáo vô danh sẽ không có một tỉ lệ những tố cáo đúng. Cũng chính vì thế, dù quy định của Đảng và Luật Tố cáo hiện hành chưa chấp nhận xem xét, giải quyết đơn tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo nhưng trên diễn đàn của QH, việc xem xét đơn tố cáo loại này cũng thu hút được nhiều ý kiến của đại biểu QH và sự quan tâm của cử tri.

Nếu luật quy định việc giải quyết tố cáo nặc danh sẽ gây khó khăn cho cơ quan, người có thẩm quyền trong xác minh, xử lý thông tin giải quyết tố cáo, gây tốn kém chi phí của nhà nước, dễ xảy ra tình trạng lợi dụng quy định để tố cáo tràn lan, sai sự thật... Đó là quan điểm của đa số những người soạn thảo dự án Luật Tố cáo (sửa đổi).

Quan điểm này đúng nhưng không hẳn phù hợp thực tiễn khi chính Ủy ban Thường vụ QH cũng nhận định cơ chế bảo vệ người tố cáo hiện chưa hiệu quả.

Khi người tố cáo chưa được bảo vệ bằng một cơ chế đủ để an tâm thì dù không muốn họ cũng phải che giấu thân phận, che giấu để an toàn bản thân và còn cả người thân của họ. Cho nên, không chấp nhận đơn tố cáo nặc danh hay chỉ coi đây là việc phản ánh, tiếp nhận thông tin để bảo vệ pháp luật nhưng không thuộc quy trình xử lý tố cáo thì chính là đã làm mất đi một nguồn thông tin. Dĩ nhiên, muốn đưa vào quy trình xử lý thì cần các điều kiện tối thiểu. Nhưng điều kiện gì thì cũng phải hướng đến mục tiêu công dân được mạnh dạn sử dụng quyền tố cáo và tiến đến tố cáo công khai chứ không việc gì phải sợ hãi.

Còn nhớ ngay trước kỳ họp này của QH không lâu, khi trả lời báo chí về việc bổ nhiệm "thần tốc" đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh ở Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa, Phó trưởng Đoàn Đại biểu QH tỉnh Thanh Hóa - ông Mai Sỹ Diến - cho biết đã từng có đơn nặc danh về việc này nhưng là đơn nặc danh nên không được chấp nhận. Còn rất nhiều những vụ như thế, đủ để các đại biểu QH sẽ phải cân nhắc hơn khi "quyết" thân phận của đơn thư nặc danh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo