xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tố hiệu trưởng, 4 giáo viên phải đi vùng xa

Bài và ảnh: Hoàng Thanh

Tháng 8-2013, bà Phạm Thị Ánh Ngọc được phân công làm Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Đắk Djrăng (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai).

Trong đơn tố cáo gửi đến cơ quan chức năng, bà Trần Thị Huyền, giáo viên Trường Mẫu giáo xã Đắk Djrăng, cho biết chỉ khoảng 1 tháng sau khi làm hiệu trưởng, bà Ngọc thường xuyên xúc phạm đồng nghiệp như xưng mày, tao, tuyên bố “là những cây khô, tôi muốn bẻ gãy lúc nào thì bẻ”. UBND huyện Mang Yang khi được phản ánh đã kết luận sự việc nhỏ, chỉ nhắc nhở. Bà Huyền tiếp tục khiếu nại. Ngày 19-5, UBND huyện Mang Yang kết luận, xác định bà Ngọc “không thực hiện đúng một số quy định của pháp luật trong công tác tài chính; là lãnh đạo quản lý nhưng không gương mẫu, vi phạm các quy định về Luật Cán bộ, Công chức và quy định về đạo đức nhà giáo” nên yêu cầu họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Bà Huyền cũng bị đề nghị nghiêm túc rút kinh nghiệm với lý do “gửi đơn lên nhiều cấp”.


Trường Mẫu giáo Đăk Djrăng

Trường Mẫu giáo Đăk Djrăng

Không chấp nhận tố cáo mà cũng bị “rút kinh nghiệm”, bà Huyền tiếp tục khiếu nại. Tại kết luận ký ngày 8-8, UBND huyện Mang Yang giao Phòng Nội vụ phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức kiểm điểm, tham mưu cho UBND huyện thành lập hội đồng kỷ luật để đề xuất xử lý trách nhiệm đối với bà Ngọc do sử dụng một số từ ngữ không hay và xưng hô “mày, tao” là không đúng quy định giao tiếp ở công sở.

Tiếp nhận đơn của bà Huyền, Thanh tra tỉnh Gia Lai cũng vào cuộc. Trong các đợt thanh tra làm việc, có 7 giáo viên làm chứng nội dung bà Huyền tố cáo bà Ngọc là đúng. Thanh tra kết luận bà Ngọc ứng xử, xưng hô chưa đúng chuẩn mực đạo đức nhà giáo và đề nghị huyện có hình thức xử lý. Ngày 8-8, UBND huyện Mang Yang ký kết luận yêu cầu xử lý sai phạm của bà Ngọc và điều chuyển về làm hiệu trưởng một trường mầm non khác. Cùng đó, bà Huyền và 3 giáo viên khác của Trường Mẫu giáo Đắk Djrăng (là những người tham gia làm chứng khi thanh tra làm việc) cũng bị điều động đến công tác tại những xã vùng xa, vùng sâu. Trong đó, bà Lê Thị Hiền bị điều đi dạy cách nhà khoảng 20 km. Bà cho hay từ năm 2006-2012 đã công tác tại xã vùng sâu, mới chuyển về dạy gần nhà nay lại bị điều đi và không được thông báo trước. Bà có 2 con nhỏ, chồng là bộ đội thường công tác xa nhà. “Khi chúng tôi hỏi trưởng Phòng Nội vụ thì được trả lời việc điều chuyển công tác là do liên quan kiện tụng, tố cáo hiệu trưởng” - bà Tô Thị Tình là người bị điều về một xã vùng sâu khác cho biết.

Trong số 4 giáo viên bị điều chuyển, bà Huyền bị điều vào xã xa nhất. “Nếu tố cáo sai phạm của hiệu trưởng mà bị luân chuyển công tác thì sau này ai dám chống tiêu cực nữa?” - bà Huyền nói. Hiện bà Huyền và bà Tình đã trả lại quyết định điều động vì cho rằng việc điều động này không đúng, là trả thù người tố cáo. Riêng 2 giáo viên khác chấp nhận điều động vì sợ bị mất việc.

Luân chuyển vì gây mất đoàn kết

Ông Trần Văn Bảng, Trưởng Phòng Nội vụ huyện Mang Yang, thừa nhận việc luân chuyển giáo viên này ngoài kế hoạch chuẩn bị nhân sự cho năm học mới do các giáo viên này đã gây mất đoàn kết nội bộ Đảng. “Bản thân các giáo viên là đảng viên nhưng không thể phê bình và tự phê bình mà phải viết đơn tố cáo đến các cơ quan, ban, ngành. Các giáo viên làm chứng nhưng đã ký vào đơn khiếu nại tập thể, theo quy định là không được phép” - ông Bảng nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo