xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tội ác leo thang

Quang Huy

Truy sát! Mở các báo điện tử, trang tin điện tử tổng hợp ra mỗi ngày là bắt gặp động từ này trên nhiều tiêu đề, kèm theo đó là hình ảnh và tình tiết đau thương.

Do mâu thuẫn cá nhân, một đối tượng ở Hà Nam mua súng và thuê người truy sát giám đốc doanh nghiệp với giá 500 triệu đồng. Một người đàn bà ở Bà Rịa - Vũng Tàu mướn giang hồ bắn chết nhân tình chỉ bởi gây gổ thường nhật. Bị ngăn phá rừng, cả trăm người lăm lăm mã tấu, dao, rựa truy đuổi, bao vây và chém đến chết cán bộ kiểm lâm (ở Lâm Đồng). Vì mâu thuẫn nhỏ, nhóm thanh niên dùng mã tấu đuổi đâm một nam thanh niên khác đến 11 nhát, tử vong (ở Thanh Hóa). Nhóm thanh niên này tổ chức truy sát đẫm máu nhóm thanh niên khác trên đường phố Mỹ Tho (Tiền Giang) giữa ban ngày chỉ bởi xích mích...

Đó chỉ là vài vụ truy sát gần nhất tạm kể, vụ nào cũng có án mạng với tính chất hung hãn và mức độ tàn nhẫn giống như trong phim xã hội đen. Đa số những kẻ chủ mưu đều có hiểu biết, hầu hết các hung thủ trực tiếp còn khá trẻ.

Có hai điều rất đáng sợ rút ra từ tình trạng này. Một là mạng người ngày càng rẻ, bị xem nhẹ, dễ bị tước đoạt bởi những lý do có khi rất vụn vặt. Hai là con người có xu thế tự xử thay vì tìm đến cơ quan công quyền hoặc các thiết chế pháp lý để nhờ giải quyết mâu thuẫn. Với nhiều trường hợp, tấn công đối phương trước cũng là cách tự bảo vệ mình. Một khi công dân không cần đến pháp luật thì có nghĩa là họ bất tín nhiệm lực lượng công vụ, suy suyển niềm tin vào công lý. Thái độ coi thường pháp luật này lan rộng sẽ là mối nguy, là lực cản lớn đối với mục tiêu xây dựng xã hội pháp trị, nhà nước pháp quyền.

Đi tìm nguyên nhân, đã có rất nhiều ý kiến đổ lỗi cho gia đình - nhà trường - xã hội. Không ai nhận lỗi và cũng chẳng ai chối lỗi, còn tội ác thì có biểu hiện leo thang nghiêm trọng. Tuyên truyền - giáo dục nhiều hơn, răn đe mạnh hơn song tội phạm ngày càng trẻ và có học thức, hành vi gây án lại dã man hơn. Kết quả đã không song hành với biện pháp, chưa ai lý giải được vì sao chuyện lại ngược đời như thế!

Kinh Phật truyền dạy “tất cả chúng sinh đều có Phật tính”. Đại thi hào Nguyễn Du cũng đúc kết “thiện căn ở tại lòng ta” (Kiều) còn văn hóa phương Đông từ cổ chí kim truyền bá hai tư tưởng gần như đối lập: “nhân chi sơ, tính bản thiện” (Mạnh Tử) và “nhân chi sơ, tính bản ác” (Tuân Tử). Vẻ như mọi triết lý điều đúng với mức độ tương đối, riêng “nhân chi sơ, tính bản ác” (từ khi mới sinh, bản tính con người đã có mầm ác) đúng nhiều hơn với xã hội hiện đại, thực dụng ngày nay. Cái ác nằm đâu đó trong vô thức, đến lúc gặp phải môi trường hay tình huống xấu thì bật ra. Khi phần “con” lấn át phần “người”, con người sẽ làm điều xấu.

Nhà phân tâm học Sigmund Freud ví tâm lý con người như một tảng băng, trong đó ý thức chỉ là phần nổi còn vô thức là phần lớn, chìm bên dưới. Chúng ta không thể ngăn chặn tuyệt đối cái xấu, chỉ còn biết hạn chế nó bằng cách “dìm” ác tính dưới tầng sâu vô thức của mỗi người.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo