xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tội dân lắm!

PHẠM HỒ

Hàng loạt địa phương nhiều năm qua hồ hởi xây dựng chợ, nhà văn hóa, làm đường... để chạy theo chuẩn nông thôn mới.

Người dân chưa kịp mừng đã phải méo mặt vì ôm nợ!

Không ai nghi ngờ gì về mục tiêu tốt đẹp của chủ trương xây dựng nông thôn mới. Nhiều nơi đã làm thành công và mang lại cuộc sống tốt hơn cả về vật chất lẫn tinh thần cho người dân, như một số huyện - xã của TP HCM. Thế nhưng, tại một số địa phương, cách thực hiện và những “toan tính” của không ít cán bộ đã làm mất đi ý nghĩa của chủ trương tốt đẹp trên.

Ở nhiều nơi, người dân chẳng mặn mà gì với những công trình nông thôn mới bởi thiếu tính khả dụng. Xây nhà văn hóa xong bỏ hoang; chợ thì không ai đến bán mua; trụ sở làm việc to đùng song lề lối làm việc vẫn như cũ. Ngao ngán hơn, xây xong, nợ nần chồng chất, chẳng có tiền để trả. Người dân nhìn thấy mà thêm buồn bởi ai cũng hiểu những món nợ như thế rồi cũng phải xin ngân sách để thanh toán, mà ngân sách thì cũng là tiền của dân cả.

Chỉ riêng tỉnh Nghệ An, rất nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới nhưng nợ hàng chục tỉ đồng. Đến nay, địa phương này có 110 xã đạt chuẩn nhưng số nợ mà người dân bằng cách này hay cách khác phải trả đã lên đến gần 900 tỉ đồng. Nối bước, các địa phương khác như Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình, Quảng Ngãi... cũng lâm nợ vì không lượng sức mà cố “quyết tâm” cán đích xây dựng nông thôn mới (Báo Người Lao Động từ số ra ngày 2-5).

Xây dựng nông thôn mới phải dựa trên thực lực của địa phương, trên mức sống và khả năng của người dân. Khi chưa đủ lực thì nên ưu tiên chăm lo đời sống người dân trước. Không ít địa phương xem chủ trương cấp trên là “thánh chỉ” và việc thực hiện nó là cơ hội để lập công, sẵn sàng bỏ qua những hậu quả. Điều này sẽ phản tác dụng và làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp của một chủ trương mang tầm quốc gia.

Chúng ta còn nhớ ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cũng vì xây dựng nông thôn mới mà chính quyền xã buộc người dân xây cổng nhà theo quy định. Người dân đã phải vay tiền xây cổng bề thế nhưng nhà thì vách lá lụp xụp, gạo không đủ ăn, con cái nheo nhóc không được đến trường. Nông thôn mới như thế thì còn gì chua chát bằng!

Tình trạng chạy theo thành tích ngày càng phổ biến. Dễ thấy nhất là phong trào xây dựng khu phố văn hóa ở nhiều địa phương đang trở nên kệch cỡm. Nhiều nơi tệ nạn đầy rẫy, ngang nhiên dưới những tấm biển “Khu phố văn hóa” to đẹp nhưng không ai thừa nhận sự thất bại của nó. Vậy nhưng, thành tích vẫn được tô hồng trong báo cáo tổng kết của các địa phương mà không chút ngượng nghịu. Còn bản thân người dân, lẽ ra phải được thụ hưởng kết quả từ các phong trào trên thì lại bất bình và luôn cảm thấy chính mình bị lợi dụng.

Nếu là phong trào vì dân thì hãy giám sát, kiểm tra để nó được thực hiện hiệu quả. Cán bộ địa phương đừng cố tình bịt mắt, bịt tai gắng thực hiện cho xong để rồi người dân phải ăn bánh vẽ; cũng đừng lấy người dân làm đẹp “bảng ghi công” của mình. Tội cho dân lắm!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo