xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tổng lực mở lối giao thông

THÀNH ĐỒNG - GIA MINH - PHAN ANH

Hàng loạt dự án “đánh thẳng” vào khu vực nóng về ùn tắc giao thông đã và đang gấp rút triển khai ở TP HCM

Ngày 24-4, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM thông tin dự án mở rộng Quốc lộ 1A, đoạn từ nút giao thông An Lạc (huyện Bình Chánh) đến giáp ranh tỉnh Long An đang được gấp rút triển khai và dự kiến đến tháng 11-2017 sẽ đưa vào sử dụng.

Mở bung cửa ngõ phía Tây

Để đạt được mục tiêu trên, hiện tại các đơn vị liên quan đang huy động tổng lực thi công hoàn thành. Cụ thể, dự án trên được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (đoạn từ nút giao An Lạc đến nút giao Bình Thuận) hiện sắp hoàn thành; giai đoạn 2 (từ nút giao Bình Thuận đến giáp ranh Long An) đang lập phương án tái định cư cho người dân. “Khi hoàn thành mở rộng, tuyến đường với 4 làn xe hỗn hợp sẽ đẩy lùi tình trạng ùn tắc ở cửa ngõ chính Tây”, đại diện Sở GTVT TP HCM khẳng định.


Đường Trường Chinh đoạn gần điểm giao với Tân Kỳ Tân Quý thường rơi vào cảnh hỗn loạn bởi nút thắt cổ chai ở điểm giao này Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Đường Trường Chinh đoạn gần điểm giao với Tân Kỳ Tân Quý thường rơi vào cảnh hỗn loạn bởi nút thắt cổ chai ở điểm giao này Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Khu Quản lý Giao thông đô thị số 1 (Khu 1, thuộc Sở GTVT TP) cũng đang gấp rút hoàn thiện 2 dự án đầu tư mở rộng đường Trường Chinh và Tân Kỳ Tân Quý (địa bàn quận Tân Bình và Tân Phú, TP HCM) để trình Sở GTVT TP phê duyệt nhằm giải tỏa kẹt xe ở cửa ngõ phía Tây Bắc. Dự kiến, tổng mức đầu tư 2 dự án là 2.606 tỉ đồng, trong đó vốn xây dựng là 374 tỉ đồng và vốn đền bù giải tỏa là 2.232 tỉ đồng. Trên đường Trường Chinh, dự án thực hiện từ đoạn giao với đường Cộng Hòa đến đường Âu Cơ, dài 765 m và dự kiến sẽ mở rộng lên 30 m (hiện nay rộng khoảng 10-12 m) cho 6 làn xe lưu thông. Mức đầu tư xây dựng của dự án này khoảng 278 tỉ đồng. Còn đối với dự án trên đường Tân Kỳ Tân Quý (đoạn từ đường Cộng Hòa đến Lê Trọng Tấn) dài 644,8 m, dự kiến mở rộng từ 8 m lên 30 m cho 6 làn xe lưu thông với mức đầu tư 96 tỉ đồng.

“UBND quận Tân Bình và Tân Phú hiện đang tiến hành đền bù, giải tỏa mặt bằng và khi thực hiện được khoảng 40%, 2 dự án nêu trên sẽ bắt đầu triển khai” - ông Nguyễn Vĩnh Ninh, Giám đốc Khu 1, nhấn mạnh.

Cùng với 2 dự án trên, cửa ngõ phía Tây sẽ thông thoáng hơn với dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 22 đang gấp rút triển khai. Khi dự án này hoàn thành sẽ kết nối trực tiếp các khu vực phía Tây, Tây Nam, Tây Bắc TP với các tỉnh, giảm áp lực giao thông lên hệ thống giao thông hiện hữu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội TP nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.

Tìm mọi nguồn lực khép vành đai 2

Sở GTVT TP cho rằng đường Vành đai 2 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động giao thông của TP. Khi hoàn thiện được tuyến đường này, TP HCM sẽ có điều kiện kết nối thuận lợi với các quốc lộ: 1, 1K, 13, 22, 50; các tuyến đường cao tốc: TP HCM - Trung Lương, TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, Bến Lức - Long Thành... Mạng lưới giao thông liên hoàn sẽ giúp TP kết nối nhanh chóng với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong khu vực nội đô, đường Vành đai 2 cũng có tác động rất tích cực, giúp TP có điều kiện tổ chức lại giao thông, đưa các xe chở hàng đến và đi từ hệ thống cảng, KCN, KCX… ra hoạt động ở đường vành đai. Vì vậy, mục tiêu khép kín tuyến đường này đang được TP tìm mọi giải pháp để đẩy nhanh.

Cụ thể, căn cứ lộ trình này, đường Vành đai 2 còn hai đoạn chưa được khép kín là đoạn từ cầu Rạch Chiếc trên đường Vành đai phía Đông đến nút giao thông Gò Dưa và đoạn từ ngã ba An Lập đến đường Nguyễn Văn Linh.

Vào đầu tháng 1-2017, UBND TP HCM vừa phê duyệt đề xuất dự án xây dựng đoạn tuyến kết nối từ nút giao thông Bình Thái đến đường Phạm Văn Đồng ở quận Thủ Đức. Tổng chiều dài đoạn đường gần 2 km. Mặt cắt ngang đầu tư giai đoạn một là 26 m. Mặt cắt ngang đầu tư giai đoạn hoàn chỉnh là 67 m. Thời gian thực hiện công trình từ năm 2017-2019.

Trước đó, cuối năm 2016, Sở GTVT TP HCM cùng liên danh nhà đầu tư gồm Công ty CP Đầu tư Văn Phú - Invest, Công ty CP Tư vấn đầu tư xây dựng Bắc Ái, Công ty CP Đầu tư HNS Việt Nam đã ký kết hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) để xây dựng 2,7 km đường nối đại lộ Phạm Văn Đồng với nút giao thông Gò Dưa (Quốc lộ 1A).

Đặc biệt, Sở GTVT còn thông tin từ nay đến 2020, TP HCM sẽ xây dựng khép kín tuyến Vành đai 2 (đoạn từ cầu Phú Hữu trên đường Vành đai phía Đông) đến xa lộ Hà Nội (bao gồm nút giao thông Bình Thái), với chiều dài 3,82 km. Dự án cuối cùng là đường nối từ nút giao thông An Lập đến đường Nguyễn Văn Linh với chiều dài toàn tuyến khoảng 5,3 km và chiều rộng 60 m. Hiện có một số nhà đầu tư quan tâm đến dự án và Sở GTVT đang hướng dẫn nhà đầu tư nghiên cứu, lập đề xuất dự án làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.

Liên quan đến việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án này, UBND TP HCM vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận một số cơ chế đặc thù. Cụ thể, cho phép TP áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt đối với các dự án do nhà đầu tư đề xuất, có tính khả thi cao.

Vốn lớn nên phải kỹ!

Các chuyên gia trong lĩnh vực giao thông đô thị cho rằng việc chính quyền TP quyết tâm khép kín đường Vành đai 2 bằng mọi nguồn lực là việc không có gì phải bàn cãi. Khi thực hiện tuyến đường này, ai cũng đã rõ những lợi ích mà nó mang lại cho TP HCM trong việc phát triển kinh tế hiện tại và tương lai. Riêng việc chi hơn 2.600 tỉ đồng để mở nút thắt ở đường Trường Chinh và Tân Kỳ Tân Quý lại có không ít ý kiến cho rằng phải tính toán thật kỹ.

Đánh giá 2 dự án mở rộng đường Trường Chinh và Tân Kỳ Tân Quý, TS Võ Kim Cương, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TP HCM, cho rằng đây là việc làm cần thiết bởi khu vực trên gần như không còn giải pháp nào khác có thể giải quyết được tình trạng kẹt xe. Ông Cương nhìn nhận mật độ đường sá tại khu vực trên được quy hoạch quá ít, trong khi đây là trục chính nối liền giữa khu vực trung tâm TP với nhiều quận huyện vùng ven, ngoại thành như 12, Hóc Môn, Tân Phú, Tân Bình… Nhiều biện pháp phân luồng, tổ chức lại giao thông đã được TP thực hiện trong nhiều năm qua nhưng không hiệu quả do mật độ phương tiện ngày càng tăng, đường sá đã trở nên quá chật hẹp. Do đó, chỉ còn biện pháp mở rộng đường hoặc làm đường song song với 2 tuyến đường hiện hữu, sau đó tổ chức giao thông một chiều trên từng tuyến là giải pháp tối ưu. Tuy nhiên, đối với việc mở thêm đường, chi phí đền bù sẽ rất lớn nên biện pháp mở rộng đường hiện hữu là biện pháp khả thi nhất.

Dù vậy, đánh giá việc mở rộng đường nhưng vốn đền bù giải tỏa ở 2 dự án lên tới hơn 2.200 tỉ đồng, còn vốn xây dựng chỉ 374 tỉ đồng, TS Cương cho rằng việc này thiếu công bằng. Nguyên nhân là do một số chính sách liên quan đến tài chính đô thị hiện đang có nhiều thiếu sót, dẫn đến khi quy hoạch, TP dường như chỉ chi ra chứ không thu lại được lợi ích kinh tế.

TS Cương dẫn chứng khi mở rộng 2 tuyến đường nói trên, những căn nhà hiện nay đang trong hẻm hoặc nằm bên trong bỗng dưng trở thành nhà mặt tiền, được hưởng nhiều lợi ích, trong khi chủ hộ lại không phải đóng bất cứ một khoản phí nào. Ngược lại, dù mức phí đền bù nhận được có thể rất lớn nhưng nhiều căn nhà đang ở mặt tiền, khi phải giải tỏa lại có thể bị thiệt hại khá nhiều. “Việc này thực sự không công bằng và thực tế không phải chỉ mình dự án này mà còn rất nhiều trường hợp tương tự. Do đó, cần phải có chính sách cụ thể để tạo sự hài hòa” - ông Cương nói.

Theo ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó trưởng Ban Chuyên trách Ban An toàn giao thông TP, để kéo giảm tình trạng ùn tắc giao thông tại cửa ngõ Tây Bắc cần rất nhiều giải pháp đồng bộ. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát thực tế từng khu vực, không phải bất cứ chỗ nào cũng cần mở rộng đường và khi phải đầu tư mở rộng đường thì đó là việc bất khả kháng, thực sự cần thiết. Lý do là chi phí đền bù, giải tỏa mặt bằng sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với mức đầu tư xây dựng. Do đó, việc mở rộng đường hay chỉ cần bố trí, tổ chức lại giao thông cần nghiên cứu kỹ để đưa ra phương án khả thi.

Ưu tiên vốn để giải tỏa ùn tắc khu vực sân bay

UBND TP cho rằng TP đã và đang ưu tiên bố trí vốn để kéo giảm ùn tắc cho khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Hiện UBND đã ưu tiên vốn cải tạo đường Cộng Hòa từ hẻm số 2 đường Trần Quốc Hoàn đến đường Thăng Long; cải tạo mở rộng đường Hoàng Minh Giám, mở rộng đường Hoàng Hoa Thám, cầu thép tại nút giao Nguyễn Thái Sơn - Nguyễn Kiệm, cầu vượt nút giao Trường Sơn - đường nối Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài, dự án đường nối từ Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo