xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM khó sáp nhập các sở

Bài và ảnh: PHAN ANH

TP HCM là một đô thị đặc biệt, nếu áp dụng như các nơi khác mà sáp nhập các sở lại với nhau thì hại nhiều hơn lợi

Chiều 27-3, đoàn giám sát của Quốc hội (QH)do Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu dẫn đầu đã làm việc với UBND TP HCM về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016.

Muốn được tinh giản nhưng không được!

Báo cáo với đoàn, Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến cho biết hiện TP có 20 cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP, 24 quận - huyện, 322 phường, xã, thị trấn. Về biên chế công chức hành chính, ông Tuyến cho hay hiện TP được Bộ Nội vụ giao là chưa phù hợp với cơ cấu tổ chức và tình hình thực tế. TP sử dụng biên chế vượt trên 3.000 số lượng được giao. Theo ông Tuyến, nếu không có số biên chế vượt này thì với sức ép từ mức độ tăng dân số ngày càng cao, TP không đủ nhân sự để hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định.

Đề cập vấn đề tinh giản biên chế, ông Tuyến thông tin UBND TP đã phê duyệt 39 đề án của các cơ quan, đơn vị. Những đơn vị còn lại đang chỉnh sửa để gửi Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND TP phê duyệt. TP đã tinh giản biên chế được 153 trường hợp. Ngoài ra, TP đang tiếp tục có công văn gửi Bộ Nội vụ thẩm tra tiếp 6 trường hợp tinh giản biên chế đợt I năm 2017.

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong phát biểu tại buổi làm việc vào chiều 27-3
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong phát biểu tại buổi làm việc vào chiều 27-3

Theo ông Tuyến, việc tinh giản biên chế tại TP HCM đang gặp nhiều khó khăn. Đó là cơ chế đánh giá cán bộ, công chức, viên chức còn nhiều bất cập nên chưa đánh giá chính xác người thực sự có năng lực, phẩm chất phù hợp và xem xét cho thôi việc, tinh giản biên chế với những cá nhân không đáp ứng được yêu cầu.

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Đỗ Phi Hùng than: “Ở sở có một đồng chí phó giám đốc xin tinh giản biên chế nhưng không được. Vì theo quy định, đối tượng tinh giản phải không hoàn thành nhiệm vụ 2 năm liền nhưng đồng chí này năm nào cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nên không tinh giản được dù người ta rất muốn. Cuối cùng, đồng chí đó phải xin thôi việc. Rồi một đồng chí khác cũng xin tinh giản nhưng cũng không được vì lý do tương tự nên phải xin nghỉ hưu non”. Từ thực tế trên, TP kiến nghị Chính phủ xem xét, điều chỉnh đối tượng tinh giản biên chế.

Không hợp lý

Tại buổi giám sát, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu gợi ý một vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Đó là hiện Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành, trong đó hợp nhất sở tài chính và sở kế hoạch đầu tư thành sở kế hoạch - tài chính, sở giao thông vận tải (GTVT) và sở xây dựng thành sở hạ tầng và phát triển đô thị. Riêng Hà Nội và TP HCM thì sở mới này được hợp nhất giữa Sở Xây dựng với Sở GTVT và Sở Quy hoạch - Kiến trúc. “TP HCM thấy việc sáp nhập này thế nào, có làm được không?” - ông Lưu hỏi.

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Đỗ Phi Hùng nêu quan điểm: Không thể coi TP HCM giống như các tỉnh, thành khác. Ông Hùng đề nghị nên cân nhắc lại việc sáp nhập các sở vì thật sự khối lượng công việc mà TP đảm nhận rất lớn, tính chất công việc cũng hết sức phức tạp trong khi TP đang quyết liệt thực hiện chỉnh trang đô thị. Từ nay đến 2025, TP phải di dời toàn bộ 20.000 căn hộ trên và ven kênh rạch; tạo điều kiện sống tốt hơn cho họ. Hiện Sở GTVT, Sở Xây dựng đang đảm nhận khối lượng công việc rất lớn.

Liên quan vấn đề này, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đưa ví dụ về Sở Kế hoạch và Đầu tư. Ông Phong cho rằng TP đặt mục tiêu trong năm 2017 phải thành lập mới 50.000 doanh nghiệp. Do vậy, mỗi tháng sẽ có hơn 4.000 doanh nghiệp mới được thành lập. Đó là một chuyện, chuyện nữa là năm 2016, Sở Kế hoạch và Đầu tư phải giải quyết 273.000 hồ sơ. Hằng năm, Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận 50.000 văn bản và phát đi 35.000 văn bản. Tại TP đang có 80 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư. Hiện nay, có hơn 6.722 dự án Sở Kế hoạch và Đầu tư đang theo dõi. “Tôi chỉ nói một vài con số ở Sở Kế hoạch và Đầu tư thôi, chưa nói đến Sở Tài chính. Nếu nhập lại như vậy thì làm sao làm nổi. Mà không làm nổi thì công việc sẽ trì trệ, tác động đến sự phát triển của TP” - ông Phong nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho rằng TP HCM là đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về văn hóa, kinh tế, đóng góp cho trung ương 1/3 ngân sách. Vị trí của TP là rất quan trọng. Do đó, ở TP bộ máy tổ chức hành chính phải khác, nếu không sẽ không tạo được động lực, đầu tàu.

Sẽ trình đề án lập quận Bình Chánh

Đoàn giám sát của QH cũng đã làm việc với UBND các quận Tân Bình, Tân Phú và huyện Bình Chánh về thực hiện các chính sách pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016. Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh Nguyễn Văn Hồng cho biết cuối năm 2016, UBND huyện Bình Chánh đã phối hợp với Sở Nội vụ khảo sát và cho kết quả huyện Bình Chánh hội đủ các điều kiện để lên quận. “Trên cơ sở đó, huyện đã có văn bản xin chủ trương thành lập quận gửi UBND TP. Nếu được chấp thuận, sắp tới huyện sẽ phối hợp với các sở ban ngành lập đề án cụ thể trình Thành ủy và UBND TP xem xét” - ông Hồng cho hay. Theo ông Hồng, quy trình thủ tục để chuyển đổi từ mô hình chính quyền nông thôn sang chính quyền đô thị mất từ 5 - 6 năm. Vì vậy, địa phương đã kiến nghị trung ương và TP cho phép áp dụng cơ chế quản lý nhà nước cấp phường đối với 4 xã có dân số trên 100.000 người, tốc độ đô thị hóa cao gồm Bình Hưng, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Tân Kiên và điều chỉnh địa giới hành chính một số xã.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo