xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trần ai vay tiền đóng tàu

TRẦN THƯỜNG - Tử Trực - Đức Ngọc

Ngân hàng nhận hồ sơ nhưng “ngâm” vài tháng vẫn không giải quyết. Quá vất vả, nhiều ngư dân xin rút hồ sơ và chuyển sang vay chủ nậu

Ngư dân Trần Công Tư (ngụ tỉnh Quảng Nam) cho biết ông là một trong những ngư dân đầu tiên ở tỉnh Quảng Nam làm đơn xin vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 67). Tháng 9-2014, ông nhận được quyết định của UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt đủ điều kiện vay vốn đóng tàu câu mực. Để tiếp cận ngân hàng (NH), ông phải làm đầy đủ các hồ sơ như xây dựng phương án hoạt động sản xuất, chọn mẫu thiết kế, bản phê duyệt hồ sơ thiết kế và phải tìm người có bằng thợ máy, bằng lái tàu…

Đủ thứ khó

Mất vài tháng, ông Tư mới hoàn thành hồ sơ nhưng toàn bộ 21 mẫu thiết kế do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đưa ra đều không phù hợp với điều kiện đánh bắt truyền thống nên ông phải bỏ ra 24 triệu đồng thuê một doanh nghiệp thiết kế lại tàu. Thiết kế phải được Bộ NN-PTNT duyệt nên mất gần 3 tháng sau hồ sơ mới xong nhưng khi mang đến tỉnh nộp thì mới biết sai thông số so với phương án đã duyệt.

Ông Tư mang hồ sơ đến NH trình bày, mong được chấp thuận cho vay trước để đóng tàu và sẽ điều chỉnh thiết kế sau nhưng bị từ chối. Thế là sau gần một năm nhận quyết định của UBND tỉnh Quảng Nam, ông Tư vẫn không vay được tiền. Quá bức bối, ông viết đơn xin trả lại quyết định vay vốn cho UBND tỉnh Quảng Nam, chấp nhận bỏ bản thiết kế trị giá 24 triệu đồng cùng bao nhiêu công sức ngược xuôi.

“Làm lại bản thiết kế mất vài tháng bởi phải được Bộ NN-PTNT duyệt nhưng không chắc có được NH đồng ý cho vay hay không nên tôi đành đi vay tiền từ Quỹ Đầu tư phát triển Quảng Nam”- ông Tư nói.

Trong buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam và đại diện các NH vào chiều 13-8, nhiều ngư dân phản ánh việc vay vốn từ NH hết sức khó khăn. Nhiều NH nhận hồ sơ nhưng “ngâm” vài tháng vẫn không giải quyết.

Ngư dân Trần Công Sáu (tỉnh Quảng Nam) cho biết việc vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67 hết sức 
nhiêu khêẢnh: TRẦN THƯỜNG

Ngư dân Trần Công Sáu (tỉnh Quảng Nam) cho biết việc vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67 hết sức nhiêu khê. Ảnh: TRẦN THƯỜNG

Ngư dân Phan Thu (ngụ xã Bình Minh, huyện Thăng Bình) cho biết ông là một trong 2 ngư dân được vay vốn đóng tàu đầu tiên của Quảng Nam. Đến nay, tàu đã sắp hoàn thành nhưng không biết có lấy được tàu hay không vì NH chỉ giải ngân 90% vốn vay. Theo ông, Nghị định 67 có nêu “chủ tàu khai thác hải sản được hoàn thuế GTGT của tàu dùng để khai thác hải sản đối với tàu được đóng mới, nâng cấp có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên”. Căn cứ vào đó, NH chỉ giải ngân 90%, trong khi công ty đóng tàu lại tính cả 10% thuế GTGT cho ngư dân nên ông không biết phải làm thế nào.

Nhiều ngư dân khác cho biết họ đã làm hồ sơ đầy đủ  nhưng biết thông tin NH trừ số tiền thuế ra nên đành phải sửa hồ sơ, vay thêm 10% và chấp nhận chịu lãi để có tiền đóng tàu.

“Hiện hồ sơ vay vốn của tôi đã đủ nhưng chờ 4 tháng rồi mà NH vẫn không giải ngân. Khi tôi hỏi, họ nói không vướng gì nhưng bảo đợi. Đợi lâu quá nên tôi muốn chuyển qua NH khác để vay, họ lại nói không được” - ngư dân Võ Phước (ngụ TP Quảng Ngãi) phản ánh.

Tại tỉnh Nghệ An, anh Phạm Văn Mạnh (ngụ huyện Diễn Châu) bức xúc: “Có thông tin được hỗ trợ vay vốn đóng tàu đánh bắt xa bờ, tôi cùng nhiều ngư dân rất vui nên liền làm hồ sơ đăng ký vay vốn đóng tàu vỏ sắt. Gần một năm hết chạy lên tỉnh, về huyện rồi đi ra các tỉnh, thành Nam Định, Hải Phòng học hỏi mô hình đóng tàu nhưng vẫn không vay được vốn”.

Theo anh Mạnh, ngư dân không tiếp cận được nguồn vốn là do các NH thương mại không mặn mà cho ngư dân vay. Anh làm hồ sơ và nộp 700 triệu đồng tiền vốn đối ứng cho NH NN-PTNT Chi nhánh Diễn Châu, chờ mấy tháng vẫn không duyệt nên đành rút hồ sơ và tiền về.

Vay chủ nậu có tiền liền

Tại Nghệ An, sau một năm triển khai Nghị định 67 đã có 847 hồ sơ đăng ký vay vốn, có 71 hồ sơ được duyệt nhưng đến tháng 8-2015 mới chỉ có 11 tàu vỏ gỗ được các NH giải ngân với số tiền 25 tỉ đồng. Tỉnh Hà Tĩnh được phân bổ đóng 29 tàu, trong đó kế hoạch năm 2015 đóng 20 tàu nhưng đến giữa tháng 8-2015 mới có 6 ngư dân đăng ký được phê duyệt.

Nhiều ngư dân cho biết do thủ tục quá rắc rối nên quyết định xin rút lui, vay ngoài. Lãi suất vốn vay theo Nghị định 67 không chênh lệch bao nhiêu so với tự huy động vốn. Có ngư dân phải cố bám vào Nghị định 67 để vay vì không vay được bên ngoài. Nếu vay của chủ nậu, đi biển về bán lại hải sản cho họ giá thấp hơn thị trường nhưng chừng 3-5 năm là có thể trả hết vốn vay. Bù lại, vay chủ nậu thì có tiền liền.

Lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ngãi cho biết các NH đã ký hợp đồng tín dụng với 11 chủ tàu có đủ điều kiện vay vốn ưu đãi ở tỉnh này. Tuy nhiên, tính đến tháng 7-2015, chỉ 5 tàu của ngư dân đăng ký đóng tàu được NH giải ngân với 19,2 tỉ đồng trên tổng số 45,4 tỉ đồng. Trong số 73 ngư dân đăng ký đóng tàu cá và được UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt, hiện 25 ngư dân xin rút lui vì thủ tục vay vốn quá rắc rối.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo