xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tránh hiểu nhầm về phóng xạ

Bài và ảnh: NGUYỄN QUYẾT

Đó là khuyến cáo của Bộ Khoa học – Công nghệ khi đề cập những thông tin về ảnh hưởng của phóng xạ hạt nhân từ Nhật do động đất gây ra

Trước mối quan tâm lớn của dư luận đến sự cố điện hạt nhân sau động đất tại Nhật, ngày 16-3, Bộ Khoa học - Công nghệ (KH - CN) đã họp báo để có thông tin chính thức nhằm tránh hiểu nhầm, gây hoang mang trong dư luận.
 
img
Mô hình nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận được nhiều người quan tâm.
Ảnh: DO BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ CUNG CẤP

Ít có khả năng ảnh hưởng đến Việt Nam

Ông Lê Đình Tiến, Thứ trưởng Bộ KH - CN, cho biết: Ngay sau khi xảy ra động đất ở Nhật, Bộ KH - CN đã thành lập tổ công tác bao gồm các nhà quản lý và chuyên gia của bộ để nắm thông tin, đưa ra đánh giá chính xác. Mới đây, ngày 15-3, Bộ KH-CN đã có báo cáo Chính phủ về sự cố Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima 1 ở Nhật. 

“Sau khi xảy ra động đất, chúng tôi đã trao đổi trực tiếp với Công ty Phát triển điện hạt nhân quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JINED, đơn vị thắng một gói thầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận - PV) để nắm thông tin về sự cố. Và từ đó, tổ công tác của bộ đã hoạt động liên tục và sẽ cập nhật thông tin hằng ngày, thông báo ngay trên website của Bộ KH - CN” - ông Tiến khẳng định.

Cũng theo ông Lê Đình Tiến, sự cố nhà máy điện hạt nhân tại Nhật đang thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận cũng như nhiều cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, do tiếp cận nhiều nguồn thông tin khác nhau nên đang có nhiều thông tin không chuẩn xác, cần cảnh giác với những thông tin sai lệch.

Về những tin đồn ảnh hưởng của phóng xạ gây hoang mang cho người dân trong thời gian vừa qua, TS Ngô Đặng Nhân, Cục trưởng Cục An toàn Bức xạ hạt nhân, cho biết: Sau sự cố, các đám mây phóng xạ từ Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima 1 đều bay lên phía Đông Bắc của Nhật Bản và có xu hướng bay ra biển, ít có khả năng ảnh hưởng đến Việt Nam.
 
Hiện nay, các đám mây phóng xạ không có xu hướng bay xuống phía Việt Nam. Dù vậy, trạm quan sát phóng xạ của Cục An toàn Bức xạ hạt nhân phải hoạt động 24/24 giờ, không chỉ ở Hà Nội, trạm này còn quan trắc phóng xạ ở một số nơi khác.
 
Ngoài ra, Viện Nghiên cứu hạt nhân, Viện Khoa học Kỹ thuật hạt nhân cũng tham gia đo phóng xạ trong không khí nhưng chưa ghi nhận dấu hiệu bất thường. “Có thể khẳng định Việt Nam chưa bị ảnh hưởng bởi sự cố hạt nhân ở Nhật Bản” - ông Nhân cho biết.

Bài học cho Việt Nam

Nhìn từ sự cố của Nhật Bản, PGS Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử, kiến nghị Bộ KH - CN cần tổ chức nghiên cứu đầy đủ rồi phân tích, rút ra bài học cho mình trước khi xây nhà máy điện hạt nhân.

Theo phân tích của PGS Vương Hữu Tấn, nhà máy điện hạt nhân của Nhật xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước (công nghệ của lò thuộc đầu thế hệ 2 hoặc cuối thế hệ 1).
 
Hệ thống an toàn của loại lò này cần phải có điện để khởi phát hệ thống làm lạnh của lò. Nhưng thực tế ở Nhật, hậu quả của động đất đã làm tê liệt hệ thống phát điện, không khởi phát được hệ thống làm lạnh của lò, dẫn đến sự cố.
 
Còn các lò phản ứng hiện nay, công nghệ đã hiện đại hơn nhiều. Việt Nam đã được khuyến  cáo lựa chọn lò phản ứng thế hệ 3 hoặc 3+. 

Còn theo TS Ngô Đặng Nhân, ở Việt Nam, tại vùng đất xây dựng nhà máy điện hạt nhân (Ninh Thuận) không có khả năng xảy ra động đất như ở Nhật song chúng ta cũng phải tính toán ở mức nguy hiểm nhất để bảo đảm an toàn” - TS Nhân kiến nghị.
Thứ trưởng Lê Đình Tiến cho biết hiện Bộ KH - CN đang xây dựng tiêu chí về địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân để  xin ý kiến các bộ, ngành.
 
Sơ tán an toàn nhiều công dân Việt Nam

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam kêu gọi ủng hộ, trợ giúp nhân dân Nhật
 
(NLĐ) - Ngày 16-3, đoàn công tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã đi thành phố Sendai thuộc tỉnh Miyagi, một trong 9 địa phương của Nhật Bản bị thiệt hại nặng nề bởi thảm họa động đất và sóng thần, để sơ tán các công dân Việt Nam đã về tới thủ đô Tokyo.

Đoàn công tác đã sơ tán được 42 người, trong đó có 41 người Việt Nam và một người mang quốc tịch Đức. Những người này đều an toàn và được Đại sứ quán bố trí tạm trú tại một ngôi chùa ở trung tâm Tokyo.

Trong khi đó, một đoàn công tác khác được cử tới thành phố Morioka thuộc tỉnh Iwate cũng đón được khoảng 23 người, chủ yếu là sinh viên và thực tập sinh Việt Nam. Đoàn công tác thứ ba được cử tới tỉnh Fukushima cũng đã đón được khoảng 18 công dân Việt Nam. Hiện nay, đoàn công tác vẫn đang nỗ lực liên hệ với những sinh viên và thực tập sinh khác để sơ tán họ ra khỏi khu vực này.

Theo TTXVN, ba đoàn công tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã xuất phát từ thủ đô Tokyo vào tối 15-3 với quyết tâm sơ tán toàn bộ công dân Việt Nam ra khỏi các tỉnh bị ảnh hưởng bởi thảm họa động đất và sóng thần kinh hoàng vừa qua.

Kể từ ngày 16-3, Vietnam Airlines đã huy động máy bay cỡ lớn Boeing 777 để chở khách trên các đường bay Narita - Hà Nội và Narita - TPHCM nhằm đáp ứng nguyện vọng trở về nước của nhiều người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc ở Nhật Bản.  
- Chiều 16-3, Ban Chấp hành Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã chính thức ra lời kêu gọi các cấp, bộ, ban, ngành, MTTQ, các đoàn thể, tổ chức, các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân trong cả nước ủng hộ, trợ giúp nhân dân Nhật Bản sớm khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống.
 
T.Minh - P.Dương
Tạo thuận lợi cho công dân Việt Nam về nước

Theo TTXVN, ngày 16-3, Văn phòng Chính phủ ra Thông báo số 54/TB - VPCP ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về công tác bảo hộ công dân Việt Nam sau động đất và sóng thần tại Nhật Bản. Nội dung như sau:

Tình hình tại Nhật Bản sau thảm họa động đất và sóng thần ngày 11-3 tiếp tục diễn biến phức tạp nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Trước mắt, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản phối hợp với các đơn vị liên quan của ta và các cơ quan hữu trách của Nhật Bản khẩn trương tập trung sơ tán công dân Việt Nam ra khỏi vùng bị ảnh hưởng nặng nề của động đất, sóng thần và vùng có nhà máy điện hạt nhân gặp sự cố, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân ta trở về nước nếu có yêu cầu.

Bộ Ngoại giao phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan và các cơ quan đại diện của Việt Nam tại Nhật Bản theo dõi chặt chẽ tình hình và quyết định áp dụng các biện pháp ứng phó cần thiết trong phạm vi thẩm quyền.

Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ KH-CN, Ban Tuyên giáo Trung ương định hướng cho báo chí đưa tin liên quan đến hậu quả động đất, sóng thần tại Nhật Bản và công tác bảo hộ công dân Việt Nam. Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam thuộc Bộ KH-CN kịp thời cung cấp thông tin chính xác, khách quan cho báo chí về tình hình sự cố và an toàn hạt nhân tại Nhật Bản...
 
T.Minh
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo