xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trợ giá xe buýt còn những lỗ hổng, tiêu cực

Người Lao Động Online

(NLĐO)- Đó là thừa nhận của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải trong buổi trả lời chất vấn của các đại biểu sáng 11-12, tại kỳ họp thứ 16, HĐND TP HCM khóa VIII.

Đại biểu Nguyễn Thị Bích Thủy: Đưa vào sử dụng 19 công trình từ đầu năm đến nay, cầu Kinh có nằm trong 19 công trình này không, họp long rồi như bao giờ hoàn thành bao giờ thông xe được?

Đại biểu Nguyễn Tấn Tài: tại phường 11 quận 10, có thủy đài đã xây dựng 30 năm, nhiều năm nay không hoạt động đã xuống cấp nên người dân lo ngại. Bao giờ sẽ xử lý?  Đường bằng với cửa sổ, nóc nhà, người dân than thì nhà nước bảo dân chia sẻ nhưng nếu người dân khó khăn nhà nước có chia sẻ không?

Đại biểu Lâm Đình Chiến: yêu cầu cung cấp chính xác số liệu nước sạch, nước hợp vệ sinh.

Nguyễn Thị Thanh Thúy: đầu xe taxi là tăng cao, tăng nhanh so với quy hoạch, không tương xứng với quy hoạch. Đỗ không đúng quy định, ảnh hưởng đến mỹ quan, giao thông đô thị, giám đốc có ý kiến gì?

Huỳnh Thanh Nhân: Hồ điều tiết Gò Dưa sẽ hoàn thành trong  2015, 2016 vậy dự án hiện làm đến đâu? Đề nghị sở thực hiện cắm mốc chỉ giới để tăng cường quản lý sông rạch.

Đai biểu Từ Minh Thiện: Quốc lộ 13 đi ngang Hiệp Bình Phước, HIệp Bình Chánh thường xuyên bị ngập. Bao giờ khắc phục. Tuyến xe buýt 13 đã xảy tai nạn gần khu vực trường học. Vậy khi nào cầu vượt ở khu vực này hoàn thành?

Đại biểu Phạm Văn Đông cho biết ở phường 5 quận 8 có 500 hộ dân chưa được sử dụng nước sạch. Bao giờ người dân ở đây được sử dụng nước sạch. Hiện có đến 2 chỉ tiêu là sử dụng nước sạch và nước đạt chỉ tiêu. Nếu sử dụng 1 lộ trình sử dụng nước sạch cho dân thì bao giờ sẽ thực hiện lộ trình này?

Đánh giá phần trả lời chất vấn của Giám đốc Sở GTVT, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng tương đối đầy đủ yêu cầu của đại biểu. Tuy nhiên, đối với vấn đề ngập nước, các giải pháp đưa ra trong lần chất vấn trước, đến giờ hiệu quả chưa cao, ngập ngày càng nghiêm trọng, người dân ngày càng bức xúc. Chủ quan do biện pháp đánh giá điểm ngập chưa khoa học, thi công gây ngập. Có những con đường nâng lên quá cao, nhà dân thấp xuống, thiệt hại của người dân giải quyết ra sao. Lấp kênh rạch và hồ điều tiết chưa được xây dựng cũng góp phần vào ngập nước, đề nghị Sở Xây dựng chủ trì có báo cáo việc xây hồ điều tiết.

Nhấn mạnh về vấn đề nước sạch và nước hợp vệ sinh cho người, bà Tâm cho rằng đây là điều thật đáng tiếc và rất đáng trách. Vì 40 năm giải phóng rồi mà sở ngành vẫn không nắm được bao nhiêu phần trăm người dân sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh; cán bộ phường xã cũng không biết người dân ở đâu phải xách can đi mua nước, người dân ở đâu chưa có đủ nước. “Đây là điều thật đáng tiếc và rất đáng trách”- bà Tân nhấn mạnh lần nữa.

Do thời gian bị hạn chế, những câu chất vấn của các đại biểu này sẽ được giám đốc Sở GTVT trả lời bằng văn bản. Ngoài ra, theo bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, đối với những câu trả lời nào của giám đốc mà đại biểu thấy chưa thỏa đáng có thể gửi câu hỏi chất vấn tiếp đến thường trực HĐND TP để giám đốc sở này sẽ trả lời bằng văn bản sau đó.

Đại biểu Cao Thanh Bình chất vấn giám đốc Sở GTVT

Đại biểu Cao Thanh Bình chất vấn giám đốc Sở GTVT

Giám đốc Trung tâm điều hành chống ngập TPHCM cho biết đang trình TP đề án xây dựng 2 hồ Gò Dưa (600 tỉ đồng) diện tích 91 ha và hồ chìm Bàu Cát (50 tỉ đồng) để bớt cho lượng nước chảy tràn và điều tiết. Ngoài ra, ông này cho biết cũng sẽ xây dựng, cải tạo 8 hồ khác trên TP để điều tiết, giảm ngập.

Đại biểu Trần Thị Tuyết Hồng: Xử lý các tiêu cực trên xe buýt nhưng chưa có biện pháp xử lý cụ thể các nhân viên. Giám sát và đánh gía chất lượng thi công đối với các công trình chống ngập. Giảm được 2/6 điểm ngập và chưa thấy chỉ tiêu chống ngập năm 2015 trong khi việc ngập làm ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Đại biểu Trần Văn Thắng hỏi: 2 minh họa làm rõ một dự án khi thực hiện có đảm bảo được hoài hòa giữa người dân, nhà nước, chủ đầu tư và khâu nào của dự án bị vướng mắc nhiều nhất để giải quyết?

Theo đại biểu Nguyễn Ngọc Quế Trân nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân, nhất là người dân ở các huyện ngoại thành vẫn còn cao. Chưa đến 50% hộ dân ở xã Tân Túc được sử dụng nước sạch, vậy đến bao giờ 100% người dân ở đâu sử dụng nước sạch?

Đại biểu Thi Thị Tuyết Nhung hỏi TP có 27 tuyến kênh rạch công tác quản lý phối hợp với địa phương như thế nào? Với những điểm vi phạm xử lý sao? Trên địa bàn TP có bao nhiêu hộ sử dụng giếng khoan? Quy hoạch cốt nền xây dựng chưa công bố, ảnh hưởng đến xây dựng của người dân. Lý do sao chưa công bố?

Đại biểu Vương Đức Hoàng Quân chất vấn về số lượng vận chuyển hành khách năm qua không tăng có phải là do bão hòa, lợi ích tăng thêm không bù đắp được với chi phí tăng thêm. Cách tính các chỉ tiêu ngập nước không phù hợp, tăng theo từng năm và không chủ động được. Thống kê các điểm ngập, hồ điều tiết, công cụ GPS có thể ghi nhận được, ứng dụng GPS như thế nào? Chống ngập cách tiếp cận còn cục bộ, nên xem lại.

Giám đốc Sở GTVT hứa cuối tháng 12 100% người dân ở Tân Túc có nước sạch sử dụng. Theo giám đốc sở cốt nền là vấn đề khó, mới chỉ có quận Tân Phú có quy định cốt nền, Sở Quy hoạch kiến trúc có ý kiến thêm.

Tiếp tục trả lời chất vấn của đại biểu về vấn đề nước sạch, ông Chung cho biết có thể nói là hầu như tất cả người dân đều được sử dụng nước hợp vệ sinh.

Đến tháng 10-2014, các sở ngành báo cáo là đạt 100% người dân sử dụng nước hợp vệ sinh nhưng qua phản ánh của nhân dân và giám sát của HĐND cũng như kiểm tra của UBND TP thì thấy 1 số vùng người dân sử dụng nước họ tự có, có những hộ sử dụng nước có mùi hôi, tanh, có màu…

“Tôi xin lỗi bà con vì tới thời điểm này chúng tôi vẫn chưa khảo sát được bao nhiêu phần trăm hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh”- ông Chung nhận lỗi và hứa hết tháng 1-2015 sẽ có số liệu thống kê chính xác. "Nếu nơi nào bà con phản ánh nước không hợp vệ sinh chúng tôi sẽ cho đặt bồn ngay".

 Đại biểu Nguyễn Văn Lâm chất vấn Giám đốc Sở GTVT

 

 Đại biểu Nguyễn Văn Lâm chất vấn Giám đốc Sở GTVT

Là người đầu tiên chất vấn, đại biểu Cao Thanh Bình hỏi thẳng: “Đánh giá của ông về hiệu quả trợ giá xe buýt. Để đảm bảo các đê bao không bị sạt lở do mưa và triều cường, giải pháp nào cần giải pháp gì hiệu quả hơn?". Đại biểu này chưa an tâm 97% người dân sử dụng nước hợp vệ sinh khi thực trạng nước hợp vệ sinh không đảm bảo; hướng đầu tư thay thế nước hợp vệ sinh bằng nước sạch; đến năm 2015 thì tỉ lệ này thay thế bao nhiêu.

Tiếp theo đại biểu Bình, đại biểu Nguyễn Văn Lâm nói báo cáo đạt 100% hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, đây có phải là số chính xác.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Tú hỏi bên cạnh những điểm ngập nước do triều cường vẫn còn điểm ngập phát sinh do thi công dự án. Vậy chúng ta có giải pháp nào để yêu cầu, chế tài chủ đầu tư, đơn vị thi công để xảy ra ngập khi thi công?

Về vấn đề trợ giá cho xe buýt, ông Nguyễn Thành Chung, Giám đốc Sở GTVT TP, nói đây là chủ trương của TP, qua 12 năm chương trình này thực hiện thật sự có hiệu quả. Năm 2002 vận chuyển 24 triệu lượt khách, đến 2013 là 344 triệu lượt. Điều này cho thấy có sự trợ giá tăng sản lượng người sử dụng lên rất nhiều; đã tạo cho nhân dân có thói quen đi xe buýt. Tuy nhiên, ông Chung cũng thẳng thắn thừa nhận còn tình trạng xé vé khống. Trước năm 2013, do khoán lượng người đi xe buýt cho các đơn vị và phạt đối với xe bỏ tuyến nên xe sợ khi không đạt chỉ tiêu, dẫn đến tình trạng không xé vé.

Ngay trong năm 2013, Sở GTVT đã điều chỉnh nên 11 tháng năm 2014 tình trạng xé vé khống không còn. Ngoài ra, cũng có tình trạng gian lận vé. Nhiều đơn vị có tài xế quay vòng vé bằng cách thu lại vé để bán cho khách khác. Sở đã chỉ đạo Trung tâm hàng khách công cộng thiết lập đường dây nóng để bà con phản ánh. Đến nay đã tiếp nhận hơn 24.000 lượt phản ánh của hành khách về tiêu cực của tài xế và nhân viên.

Vừa qua, trên địa bàn TP đã xuất hiện tình trạng vé giả, nhất là ở Hợp tác xã Quyết Tiến. Trước tình hình này, sở đã cho cán bộ theo dõi, giám sát và đã phát hiện 1 lượng lớn vé giả. Tháng 7-2014, sở đã phối hợp với công an và bắt được đối tượng làm vé xe buýt giả trong Hợp tác xã Quyết Tiến.

Tuy nhiên, ông Chung cho rằng dù chương trình có hiệu quả nhưng chưa đáp ứng được mong muốn của người dân; vẫn còn thái độ chưa tận tình của tài xế như ghé trạm không đúng vị trí, hướng dẫn trên xe không cụ thể; thiết bị trên xe chưa đảm bảo nên chưa thu hút người dân. Vấn đề trợ giá đã để xảy ra những lỗ hổng, tiêu cực, chưa đến được với người lao động và học sinh, sinh viên. Khắc phục tình trạng này, sở đã làm thẻ thông minh cho học sinh, sinh viên.

 Ông Nguyễn Thành Chung, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM, trả lời chất vấn của các đại biểu HĐND TP HCM sáng 11-12. Ảnh: H.Triều

 Ông Nguyễn Thành Chung, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM, trả lời chất vấn của các đại biểu HĐND TP HCM sáng 11-12. Ảnh: H.Triều

Về xóa ngập trên địa bàn TP, ông Chung cho biết 1/3 diện tích tự nhiên của TP HCM bị ảnh hưởng của triều cường. Do tác động của biến đổi khí hậu nên triều ngày càng lên cao; mưa cũng xuất hiện dày đặc hơn nên làm tình trạng ngập của TP càng thêm nghiêm trọng.

Chống ngập do triều, TP đã quy hoạch hệ thống cống bao. Tuy nhiên đây là chương trình lớn, đòi hỏi vốn lớn. Đến giờ này số vốn tăng lên rất nhiều, có sự tham gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. TP đang làm kênh Tân Hóa – Lò Gốm. TP đã cho đặt 1.077 van một chiều để kiểm soát triều, bà con rất là mừng khi bớt ngập.

Đối với ngập do mưa, năm 2011 TP đưa ra chỉ tiêu giải quyết 58 điểm ngập, trong đó có 31 điểm ngập ở trung tâm. Thực hiện đến năm 2013, cơ bản chỉ còn 6 điểm ngập ở trung tâm. Nhưng đến 2014, kiểm tra lại thì trong 47 điểm ngập được xóa đã có 33 điểm tái ngập; 6 điểm chưa giải quyết và phát sinh 29 điểm ngập mới. 1 trong những nguyên nhân là các công trình xây dựng làm ảnh hưởng khi không đảm bảo khơi thông dòng chảy, làm ách tắc dòng chảy như các dự án Tân Sân Nhất, Bình LỢi, Tân Hòa-Lò Gốm, xa lộ Hà Nội. Riêng kênh Tân Hóa – Lò Gốm thanh tra sở GTVT đã phạt 66 trường hợp của các đơn vị thi công làm ngập và sẽ tổ chức chấm điểm các đơn vị thi công.

Về 29 điểm ngập mới, ông Chung thừa nhận chưa đánh giá đúng thực tế. “Đây là một khuyết điểm. Với vai trò là giám đốc sở, tôi xin nhận khuyết điểm này”- ông Chung khẳng định. Theo ông Chung, giải pháp trước mắt là tăng cường công tác nạo vét; tăng cường tuyên truyền người dân đảm bảo vệ sinh, nâng cao ý thức không xả rác. Ông Chung hứa đến cuối năm 2015, 85 điểm ngập và những điểm phát sinh cơ bản giải quyết được 80%. Cố gắng đến năm 2020 thì tất cả các điểm ngập được giải quyết. 

Ghi nhận phần trả lời của ông Chung nhưng Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm hỏi: “Anh Chung nói cố gắng đến năm 2020 thì tất cả các điểm ngập được giải quyết nhưng nghe từ “cơ bản” thì không yên tâm lắm. Anh Chung nói rõ hơn được không?”

Sau phần trả lời của ông Chung, chưa hài lòng, các đại biểu tiếp tục chất vấn lại. Đại biểu Nguyễn Thị Việt Tú hỏi: trước khi giao công trình cho nhà đầu tư, sở có đánh giá những tác động của công trình đối với người dân hay không? Riêng đại biểu Nguyễn Văn Lâm hỏi lại: “Hơn 600 tỉ đầu tư cho chống ngập, số vốn này được sử dụng như thế nào?”

Tiếp tục trả lời xây dựng hồ điều tiết nước, Giám đốc Sở GTVT nói  theo quy hoạch đến 2015 xây dựng 30 hồ; trước mắt TP sẽ xây dựng 6 hồ. Về tình trạng san lấp, ông Chung cho biết thanh tra xây dựng sẽ thanh tra, kiểm soát và phối hợp với các quận huyện để xử lý vấn đề này. “Tình trạng lấn chiếm kênh rạch là có, người dân san lấp rất là nhiều. Điều này cho thấy quản lý địa bàn có nhiều lỗ hổng”- ông Chung nhìn nhận. Ông Chung thông tin vốn chống ngập được ưu tiên sử dụng 15 công trình đã quy hoạch và cho biết sẽ gửi chi tiết kế hoạch cho đại biểu sau.

Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Việt Tú,  ông Chung cho hay trước khi giao công trình cho đơn vị thi công, sở đều có đánh giá tác động. Ông Chung hứa: “Công trình nào còn 1 ý kiến của người dân, chúng tôi cũng phải suy nghĩ, xem xét; hai nữa là thường xuyên kiểm tra chứ không phải để ngập nhiều, bà con la mới xuống kiểm tra. Cụ thể là sở đã xử phạt 66 trường hợp vi phạm trong thi công ở kênh Tân Hóa – Lò Gốm”.

"Kiểm tra đã xử phạt 66 lần nhưng đơn vị vẫn vi phạm mà Sở GTVT vẫn cho làm thì tôi rất băn khoăn và chưa hình dung được hiệu quả quản lý nhà nước cũng như tính nghiêm minh của pháp luật. Giám đốc sở GTVT phải xem xét lại vấn đề này”- bà Nguyễn Thị Quyết Tâm chất vấn.

Tiếp tục trả lời chất vấn, Giám đốc Sở GTVT TP cho biết dịch vụ Uber là phương tiện mới. “Thành thật mà nói chưa có 1 quy định nào quản lý dịch vụ này. Hiện nay Bộ GTVT đang đề nghị với Chính phủ để đưa ra giải pháp quản lý. Đây là 1 dịch vụ mới nên chúng ta chưa hình dung hết được những ưu và nhược điểm. Đáng nói là các đơn vị hoạt động không đóng thuế, người tài xế cũng không đóng thuế thu nhập nên nhiều nước đã cấm. Sở cũng đề nghị bộ sớm đưa ra những quy định”- ông Chung nói. Về việc nhập xe 12 chỗ ngồi để làm xe buýt như lời đại biểu Thích Thiện Tánh đưa ra, ông Chung khẳng định là không

Để làm rõ thêm những vấn đề mà đại biểu chất vấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP Trần Trọng Tuấn cũng đăng đàn trả lời. Ông Tuấn nói, cơ quan nào quản lý kênh rạch thì cơ quan đó có thẩm quyền cấp phép. Theo ông Tuấn, sắp tới TP sẽ triển khai nhiều dự án, có thể ở khu đô thị hiện hữu sẽ xảy ra ngập cục bộ. “Ở góc độ quản lý, tôi xin tiếp thu ý kiến của đại biểu”- ông Tuấn nói.

Về lấn đề lấn chiếm, san lấp sông, kênh rạch, ông Tuấn cho biết hiện TP có khoảng 18.000 hộ, cá nhân sinh sống trên kênh rạch và ven kênh rạch, chủ yếu tập trung ở quận 8. Ông Tuấn khẳng định vấn đề không chỉ ảnh hưởng dòng chảy mà là bộ mặt đô thị, chất lượng sống của người dân nên thời gian qua TP đã cố gắng di dời khoảng 10.000 hộ gia đình; đang tiếp tục lập dự án để di dời.

“Trách nhiệm quản lý thuộc về UBND quận, huyện và thanh tra Sở GTVT, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc không để để phát sinh việc san lấp kênh rạcch mới. Tôi nhận thức vấn đề này cần có sự phối hợp tốt hơn giữa các sở ngành”- ông Tuấn đúc kết.

Chưa hài lòng, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm hỏi: “Tôi được biết, khi san lấp kênh rạch thì sẽ thay thế bằng hồ điều tiết với tỉ lệ là 1-1,2 (cứ 1m kênh rạch bị san lấp thì sẽ được bù bằng 1,2m hồ điều tiết – phóng viên). Vậy sở có kiểm tra đúng nguyên tắc này không?" Ông Tuấn trả lời: “Vấn đề là công tác hậu kiểm chủ đầu tư, đơn vị thi công của cơ quan chức năng”. Không hài lòng, bà Tâm chất vấn tiếp: “Tôi muốn biết trách nhiệm cụ thể của cơ quan quản lý nào”.

Ông Tuấn tiếp tục trả lời lòng vòng: “Nếu có trình trạng đó xảy ra, chúng tôi sẽ xử lý”. Không khí trở nên căng thẳng khi bà Tâm tiếp tục chất vấn: “Tôi muốn Giám đốc Sở Xây dựng khẳng định là có hay không. Xin giám đốc đưa ra 1 dự án cụ thể về san lấp và thay bằng hồ điều tiết”.

Ông Tuấn tiếp tục lúng túng, không thể trả lời được và hứa sẽ có báo cáo bằng văn bản.

img

 

 

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP HCM trong buổi chất vấn Giám đốc Sở GTVT, sáng 11-12

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP HCM, trong buổi chất vấn Giám đốc Sở GTVT, sáng 11-12

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo