xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trục lợi từ xe biển số ngoại giao

THẾ KHA

Hai cán bộ và 1 nhân viên Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt - Bộ Công an đã bị đình chỉ chức vụ vì liên quan trách nhiệm chỉ đạo, điều hành việc quản lý biển số xe ngoại giao

Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng cục VII) - Bộ Công an vừa hoàn thiện kết luận thanh tra hành chính về đăng ký, cấp biển số, quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tại Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt (C67). Qua đó, phát hiện một số vấn đề cần phải xử lý, đặc biệt là hoạt động quản lý, điều hành tại Phòng Hướng dẫn đăng ký và Quản lý phương tiện cơ giới đường bộ (Phòng 4) của C67.

Đã báo cáo Thủ tướng

Ba người bị đình chỉ chức vụ là thượng tá Nguyễn Hồng Đô (Trưởng Phòng 4), thượng tá Đồng Thái Chiến (Phó trưởng Phòng 4) và một nhân viên thuộc phòng này.

Trung tướng Đỗ Đình Nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục VII, cho biết C67 đã điều động cán bộ thay thế vị trí của những người này. Trong đó, đại tá Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng Phòng Hướng dẫn luật, điều tra, xử lý tai nạn giao thông (Phòng 3), được điều chuyển sang chức Trưởng Phòng 4.

img
Xe biển số ngoại giao bị Công an tỉnh Phú Thọ tạm giữ. Ảnh: ĐỖ DU
 
Theo đại tá Nguyễn Ngọc Tuấn, 3 cán bộ trên bị đình chỉ công tác, chức vụ nhưng vẫn thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của lãnh đạo Tổng cục VII và C67. Việc đình chỉ không liên quan đến sai phạm trong cấp biển số xe mà chủ yếu là đến trách nhiệm quản lý biển số ngoại giao.
 
Trước đó, Tổng cục Hải quan và Công an tỉnh Phú Thọ xử lý hàng loạt ô tô mang biển số ngoại giao, nước ngoài đã hết thời hạn tạm nhập tái xuất nhưng vẫn lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam.

Trung tướng Đỗ Đình Nghị cho biết đã có văn bản báo cáo vụ việc lên Thủ tướng Chính phủ. “Xử lý các vấn đề liên quan đến xe biển số ngoại giao, nước ngoài là trách nhiệm của nhiều người, nhiều cơ quan chứ không phải riêng C67” - ông Nghị nhận định.

Lợi dụng kẽ hở để trục lợi

Theo đại tá Nguyễn Ngọc Tuấn, Thông tư 36/2012 của Bộ Công an quy định rất cụ thể về thẩm quyền, quy trình, thủ tục đăng ký xe.

Theo đó, xe mang biển số nước ngoài được phép tạm nhập, tái xuất có thời hạn, trừ xe hoạt động ở khu vực biên giới có cửa khẩu. Khi hết thời gian tạm nhập, chủ xe có thể tái xuất hoặc bán lại cho người khác nhưng phải làm thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe tại cơ quan chức năng, sau đó đến hải quan để làm thủ tục nhập khẩu theo quy định và nộp lại hồ sơ nhập khẩu cho cơ quan đăng ký xe để sang tên...
 
Trường hợp xe chưa làm thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số nhưng đã được hải quan truy thu thuế nhập khẩu hoặc cơ quan chức năng của Bộ Tài chính trả lời bằng văn bản không phải truy thu thuế thì được sang tên di chuyển và lưu văn bản vào hồ sơ xe. Những xe nhập khẩu được miễn thuế đã sử dụng trên 10 năm có thuế nhập khẩu bằng 0%, xe miễn giảm thuế của Việt kiều hồi hương theo quy định của Bộ Tài chính được chuyển nhượng, sang tên di chuyển theo quy định. Đây chính là vấn đề khiến nhiều cá nhân mua xe của các nhân viên đại sứ quán, cơ quan ngoại giao hết thời gian công tác tại Việt Nam.
 
Một cán bộ C67 cho biết khi tới Việt Nam làm việc, nhân viên nhiều đại sứ quán sẽ có tiêu chuẩn mua ô tô ở nước ngoài. Họ làm thủ tục tạm nhập xe từ nước ngoài vào Việt Nam để lưu thông trong thời gian công tác. Tuy nhiên, sau thời gian làm việc, họ đã không làm thủ tục tái xuất mà bán lại xe cho các cá nhân có nhu cầu. Trước đây, mua xe đã lưu hành 1 năm hay 10 năm ở Việt Nam đều đóng một khoản thuế giống nhau nên nhiều người mua xe xong là đi đóng thuế, sang tên để bán ngay.
 
Sau đó, Bộ Tài chính đánh thuế theo bậc thang số năm xe lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam nên đã có không ít người lợi dụng việc này để trục lợi. “Xe lưu hành vài tháng phải đóng thuế tới 90% nhưng lưu hành trên 10 năm mức thuế chỉ là 0% thì đương nhiên người dân sẽ cố gắng kéo dài thời gian lưu hành rồi mới đăng ký sang tên, đổi chủ mà không vội đóng thuế ngay” - vị này nêu thực trạng.

Phải truy thu thuế

Việc xử lý đối với ô tô biển số ngoại giao, nước ngoài hết thời gian tạm nhập nhưng không tái xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn khi vài năm gần đây, các cơ quan liên quan không thống nhất được quan điểm. Từ năm 2010, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính báo cáo về việc xử lý thuế, thanh khoản hồ sơ đối với xe ngoại giao đã hết nhiệm kỳ nhưng chưa làm thủ tục chuyển nhượng để trốn thuế. Khi ấy, Bộ Tài chính đã thống kê được cả nước có 4.366 xe ngoại giao nhưng chỉ có 230 chiếc đã làm thủ tục tái xuất, 1.758 chiếc làm thủ tục chuyển nhượng hoặc tiêu hủy và trên 2.300 chiếc chưa hoàn tất thủ tục. Bộ Tài chính đã kiến nghị truy thu thuế đối với xe chuyển nhượng sai quy định nhưng gặp phải một số ý kiến phản đối nên không thực hiện được.

Cuối năm 2012, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an đã họp bàn và thống nhất báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo hướng phải truy thu thuế.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo