xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tư nhân đầu tư dịch vụ nước sạch

QUÝ HIỀN - THU HỒNG

2.000 tỉ đồng là số tiền mà Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM dự kiến bỏ ra để mua lại và phát triển đường ống nước sạch tại 5 quận, huyện của TP HCM

Đây là dự án thí điểm xã hội hóa đầu tư dịch vụ phân phối nước sạch đầu tiên triển khai trên cả nước vừa được Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (CII) trình UBND TP chờ thông qua, dự kiến quý IV năm 2014 sẽ triển khai. Hai khu vực mà CII thực hiện thí điểm thuộc sự quản lý của Công ty Cấp nước Tân Hòa và Công ty Cấp nước Trung An (đều thuộc SAWACO).

Không để tiền rơi!

CII đề xuất 2 phương án: Một là, mua lại toàn bộ hệ thống cấp nước hiện hữu của 2 công ty trên tại 5 quận: Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, 12, một phần phường 8 quận Phú Nhuận và huyện Hóc Môn với tổng giá trị tính đến ngày 30-6 ước khoảng 545 tỉ đồng. Hai là, đề xuất thành lập doanh nghiệp, trong đó CII góp 76% vốn điều lệ. Mục tiêu của dự án là dùng nguồn vốn xã hội hóa ngoài ngân sách để đầu tư mở rộng hệ thống đường ống cấp 3 theo yêu cầu phát triển thực tế; tăng khả năng bao phủ, nâng cao năng lực vận hành của mạng lưới cấp nước, nâng tỉ lệ người dân được tiếp cận nguồn nước sạch, bảo đảm cấp nước liên tục; giảm thất thoát nước sạch, tiết kiệm nguồn tài nguyên nước của quốc gia.

Nhiều người dân ở quận 12, TP HCM phải sử dụng nước sạch thông qua bồn chứa do SAWACO cung cấp Ảnh: THU HỒNG

Nhiều người dân ở quận 12, TP HCM phải sử dụng nước sạch thông qua bồn chứa do SAWACO cung cấp Ảnh: THU HỒNG

Trong 2 khu vực đầu tư xã hội hóa, CII sẽ tập trung giảm thất thoát nước tại quận Tân Bình, Tân Phú nhằm đưa tỉ lệ thất thoát nước hiện nay từ 33% xuống còn 20% sau 5 năm triển khai dự án. Riêng những vùng trũng có tỉ lệ người dân sử dụng nước sạch rất thấp như quận 12 (hiện là 34%) sẽ được nâng lên 100% và huyện Hóc Môn (hiện là 6%) lên 70% vào năm 2017. Giảm hơn 13% nước thất thoát trong 5 năm, nâng tỉ lệ sử dụng nước sạch lên 3 đến 11 lần - một con số không hề nhỏ. Vậy CII sẽ làm gì để hiện thực hóa những con số lý tưởng này? Trong khi đó, SAWACO “trầy trật” trong 10 năm (2005-2014) mới giảm tỉ lệ thất thoát nước từ 41% còn 34% như hiện nay.

Ông Trương Khắc Hoành, Phó Tổng Giám đốc CII, cho biết không có gì là mạo hiểm. Hạn chế của SAWACO thời gian qua khiến khâu chống thất thoát nước chưa hiệu quả là vốn đổ vào các dự án còn ít, phải đầu tư nhiều khu vực nên chắp vá, “bịt” chỗ này lại “xì” chỗ kia. Trong khi đó, CII chỉ tập trung một khu vực, đầu tư một cách đồng bộ và toàn diện hơn. Doanh nghiệp (DN) này cũng sẽ thuê chuyên gia của một số công ty chuyên chống thất thoát nước ở khu vực châu Á tham gia dự án. “Chính số “tiền rơi” từ nước thất thoát “nhặt” được này, chúng tôi sẽ dùng đầu tư phát triển mạng lưới thay thế ống cũ mục. Như vậy, chúng tôi đang đầu tư theo kiểu lấy ngắn nuôi dài” - ông Hoành nói.

Nâng tính cạnh tranh

Lần đầu tiên một đơn vị tư nhân bỏ tiền đầu tư dịch vụ cung cấp nước sạch tại TP HCM nên được dư luận quan tâm. Ông Phạm Văn Đông - Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND TP HCM - cho rằng dự án xã hội hóa dịch vụ phân phối nước sạch của CII nếu được UBND TP chấp thuận sẽ giảm bớt gánh nặng cho ngân sách TP. Hiện nay, hằng năm TP đều rót kinh phí không nhỏ để đầu tư phát triển mạng lưới cấp nước nhưng nếu có nhiều đơn vị tham gia xã hội hóa như CII thì sẽ tiết kiệm được khoản ngân sách này và dùng số tiền đó đầu tư cho những khu vực ở vùng xa hay ngoại thành chưa có nước sạch. “Nếu dự án này thí điểm thành công, TP nên tạo điều kiện cho các DN bỏ vốn thực hiện nhiều dự án xã hội hóa tương tự để vừa tiết kiệm được ngân sách vừa góp phần nâng tính cạnh tranh giữa DN và công ty nhà nước trong hoạt động công ích” - ông Đông nói.

Trong lần giám sát về hoạt động cung cấp nước sạch cho người dân ngoại thành giữa năm 2014, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP, cho rằng ngân sách TP chỉ nên tập trung đầu tư mạng lưới cấp nước tại những khu vực “khó nuốt”, phần còn lại nên kêu gọi xã hội hóa để cùng chung tay nâng tỉ lệ cấp nước sạch cho người dân ngoại thành lên cao hơn.

Nhận định về dự án này, ThS Võ Anh Tuấn - Trưởng Bộ môn Nước và Môi trường, Khoa Kỹ thuật Đô thị Trường ĐH Kiến trúc TP HCM - nói: “Hoàn toàn cần thiết, khả thi nhằm tiết kiệm nước sạch và nâng cao doanh thu. Tuy nhiên, đơn vị thực hiện cần có sẵn nguồn vốn thích hợp hoặc có bảo lãnh ngân hàng theo cam kết của mình. Ngoài ra, nên có các điều kiện thưởng - phạt cho kết quả thực hiện và tiến độ cam kết dự án. Do vậy, đơn vị thực hiện cần được sự hỗ trợ từ nhà nước về cơ chế thực hiện dự án và chính sách giá nước thích hợp để có thể chi trả cho các dự án đầu tư phân phối nước sạch cũng như các dự án phát triển, mở rộng mạng lưới cấp nước toàn TP”.

Thách thức còn nhiều

Khi chúng tôi đặt vấn đề còn những khó khăn gì phải giải quyết đối với dự án, ông Trương Khắc Hoành chia sẻ: “Không phải khó khăn mà là thách thức. Đối với CII, thách thức lớn nhất là quy hoạch tổng thể của những vùng mà chúng tôi định đầu tư khi hạ tầng kỹ thuật phát triển không đồng bộ với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, làm sao tiếp nhận một cách nhanh nhất nguồn nhân lực, tài sản trong giai đoạn chuyển giao và sớm triển khai dự án cũng là thách thức không nhỏ”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo