xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tự xử

Cao Tuấn

Gần đây, hành động “tự xử” bất chấp pháp luật trở thành hiện tượng đáng báo động trong xã hội. Cùng với những loại tội phạm khác, nó đã được đưa ra soi rọi với nhiều lo âu trong cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 17-9.

img
Căn phòng của làm việc của Đội Giải phóng mặt bằng, nơi xảy ra vụ nổ súng tại trụ sở UBND TP Thái Bình

Trước tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, niềm tin nhân dân giảm sút, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho rằng có nguyên nhân từ đạo đức xã hội xuống cấp một cách đáng báo động, trong đó có một bộ phận cán bộ, đảng viên kém phẩm chất đạo đức. Vì lẽ đó, bà ủng hộ quan điểm cần xử lý người đứng đầu ở các địa phương để xảy ra tình hình tội phạm nghiêm trọng.

Bình luận của Phó Chủ tịch nước dường như đã gọi đúng tên hiện tượng xã hội và xác định một trong những nguyên nhân của nó, điều mà vì lý do nào đó thường bị né tránh: một bộ phận cán bộ, đảng viên có phẩm chất đạo đức kém.

Chỉ mới xuất hiện nhưng với tần suất khá cao, hành động “tự xử” đã phản ánh tình trạng xung đột, dằn xé không lối thoát. Nó biểu hiện từ việc vây đánh kẻ trộm chó đến chết, thuê xã hội đen đi đòi nợ hay bảo kê làm ăn đến bạo hành trong gia đình, tấn công nhân viên ý tế, ẩu đả ngoài đường, đánh công an, thậm chí là bắn cán bộ hoặc tự thiêu...

“Tự xử” bất chấp luật pháp là sai và không thể biện minh nhưng vì sao một số người lại chọn cách hành động như vậy là câu hỏi cần được lý giải để ngăn chặn từ xa. Có thể nói, ngoài các trường hợp quẫn trí, những người “tự xử” không phải không biết cái giá đắt phải trả cho hành động của mình nhưng họ vẫn thực hiện. Mặt khác, theo phân tích của Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước, người dân dễ dàng đi đến chỗ phạm tội bất chấp pháp luật có phần do việc phát hiện, điều tra, xét xử tội phạm chưa đạt yêu cầu khiến lòng tin của họ bị thách thức. Rõ ràng, ở đây có vấn đề niềm tin đối với các đơn vị, cá nhân làm nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật.

Nội hàm của phẩm chất đạo đức cán bộ khá rộng, trong đó có phong cách gần gũi, thái độ quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của người dân. Ấy thế nhưng, hiện có một bộ phận cán bộ sống xa dân, thích quan cách và hưởng thụ. Họ thờ ơ với các nhu cầu về an sinh của người dân và ngại đụng chạm đến những vụ xung đột “dầu sôi lửa bỏng” trong đời sống, nhất là ở các khu dân cư. Thế nên, người dân khi rơi vào tình thế bức bách đã không thấy bóng dáng họ, dần dần không còn nhớ đến họ và cuối cùng nói “không” với họ! Ý tưởng “tự xử” đã hình thành như thế.

Tình trạng “tự xử” là hiện tượng bất thường về mặt xã hội cần phải phê phán. Để ngăn chặn và đẩy lùi nó, không chỉ nâng cao năng lực hành pháp của những người thực thi công vụ mà còn phải xử lý những cán bộ yếu kém về đạo đức, xa dân, không còn tín nhiệm trong địa phương, đơn vị.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo