Từ ngày 20 đến 28-9, đoàn chuyên gia của Viện Vật lý địa cầu do tiến sĩ (TS) Cao Ðình Triều dẫn đầu phối hợp với TS Hoàng Văn Quý, Giám đốc Xí nghiệp Ðịa vật lý giếng khoan Vietsovpetro (VSP), đã tiến hành nghiên cứu có hệ thống cấu trúc địa chấn khu vực TP Vũng Tàu và các khu vực lân cận. Trong khi chờ đợi công bố chính thức của Viện Vật lý địa cầu về kết quả nghiên cứu, Báo NLÐ xin giới thiệu ý kiến ban đầu của hai nhà khoa học này
Phóng viên: Hai ông có thể cho biết kết luận về trận động đất xảy ra vào ngày 14-9?
- TS Hoàng Văn Quý: Cấp độ dư chấn của trận động đất thứ hai nhỏ hơn, hiện chưa có số liệu ghi nhận đầy đủ. Nhưng chúng tôi kết luận rằng, nguyên nhân của trận động đất trên là do tái hoạt động của hệ đứt gãy kiến tạo Hàm Tân – Vũng Tàu chạy dài từ Phan Thiết theo hướng Ðông Bắc – Tây Nam, cường độ quan sát mạnh nhất ở Long Hải thuộc huyện Long Ðất và khu vực phường 10 - TP Vũng Tàu.
Hai trận động đất vừa qua là hoạt động địa chấn bình thường hay sự đột biến địa chấn?
- TS Cao Ðình Triều: TP Vũng Tàu nằm ở điểm gặp nhau của 3 đới đứt gãy kiến tạo bao gồm đới sông Tiền, đới sông Sài Gòn và đới Hàm Tân – Vũng Tàu. Cả 3 đới đứt gãy này đều có khả năng tái hoạt động. TPHCM nằm trên đứt gãy sông Sài Gòn nhưng lại nằm xa đứt gãy Á Vĩ tuyến – sông Tiền và hệ thống đứt gãy Hàm Tân – Vũng Tàu, vì vậy, khả năng xảy ra động đất ở TPHCM thấp hơn ở khu vực Vũng Tàu và ven biển từ Phan Thiết đến Vũng Tàu.
Tại khu vực ven biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ thường được gọi là đới Thuận Hải – Cà Mau đã xảy ra 73 trận động đất nhỏ ghi nhận được vào các năm 1923, 1960, 1964, 1971, 1991, 2002, trong đó, trận động đất năm 1923 và năm 1960 có cấp độ cao nhất là 5,1 độ Richter. Các trận động đất xảy ra trước năm 1923 không có điều kiện ghi nhận được.
Ðài truyền hình CNN của Mỹ có đưa tin về hai trận động đất vừa qua ở Vũng Tàu, và cho rằng, chúng có liên quan đến hoạt động của vành đai núi lửa Thái Bình Dương. Ý kiến của hai ông về vấn đề này như thế nào?
- TS Hoàng Văn Quý: Miền Nam Việt
Khu vực ven biển Phan Thiết – Cà Mau và TPHCM đều tiềm ẩn nguy cơ động đất. Vậy, theo hai ông, hai khu vực này cần phải làm gì để kháng chấn?
- TS Cao Ðình Triều: Hai khu vực này cần phải quan tâm đến điều kiện kháng chấn ở các công trình xây dựng công nghiệp và nhà ở. Hiện tại, không có nước nào khi xây dựng mà không quan tâm đến ảnh hưởng của động đất. Trung Quốc có hẳn một bộ luật phòng ngừa ảnh hưởng của động đất. Riêng khu vực Vũng Tàu, TPHCM cần phải có hoạch định cụ thể trong xây dựng nhằm phòng chống ảnh hưởng của động đất, đặc biệt là Vũng Tàu - nơi không loại trừ khả năng hình thành sóng thần theo hướng Tây Bắc - Ðông
- TS Hoàng Văn Quý: Chúng tôi sẽ kiến nghị với các cơ quan chức năng ở Bà Rịa - Vũng Tàu nên tiến hành nghiên cứu và đánh giá tổng thể hoạt động địa chấn ở địa bàn này, bao gồm 2 bước: Bước 1 là nghiên cứu đánh giá chung hoạt động động đất khu vực và địa phương, bước 2 là vi phân vùng địa chấn. Hy vọng các kết quả nghiên cứu sẽ có ý nghĩa thiết thực với mục đích kháng chấn trong xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng.
Bình luận (0)