Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đến thăm các sĩ quan, thủy thủ tàu ngầm Hải quân Việt Nam
đang học tập tại Trung tâm huấn luyện 125, thuộc Học viện Kỹ thuật Quân sự (KTQS) trước khi
lực lượng này đi học tập tại nước ngoài).
Việc hợp tác đào tạo này nhằm chuẩn bị cho việc tiếp nhận và vận hành tốt nhất 2 chiếc tàu ngầm Kilo đầu tiên mà Nga chuyển giao cho Việt Nam dự kiến vào cuối năm 2013, hoặc đầu năm 2014. Những thủy thủ ưu tú đã được Việt Nam cử sang Nga để thực hiện công việc chuyển giao quan trọng này.
Chuẩn đô đốc Đinh Gia Thật gặp gỡ, giao nhiệm vụ cho các học viên tàu ngầm trước khi lên đường học tập ở nước ngoài.
Tháng 4-2012, Việt Nam giao nhiệm vụ cho Kíp tàu ngầm số 2 trước khi kíp tàu lên đường đi học tập tại Cộng hòa Liên bang Nga. Hiện nay đã có 3 kíp học viên tàu ngầm được nhận nhiệm vụ học tập điều khiển, sử dụng làm chủ tàu ngầm lớp Kilo hiện đại này của hải quân Việt Nam.
Mặc dù thông tin về những học viên tàu ngầm được Việt Nam cử đi nước ngoài học tập không nhiều, nhưng năm 2011, nhiều báo quân sự Trung Quốc đã đăng tải hình ảnh các học viên Việt Nam đang được đào tạo về tàu ngầm tại Học viện Hải quân của Nga.
Báo chí Trung Quốc đã đăng tải ảnh được cho là các học viên tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam tại Nga.
Trước đó vào năm 2000, Việt Nam và Ấn Độ đã ký một thỏa thuận quốc phòng, trong đó có một điều khoản liên quan đến việc hải quân Ấn Độ đào tạo thủy thủ cho Việt Nam, kể cả thủy thủ tàu ngầm. Trong tháng 10/2002, Việt Nam đã yêu cầu Ấn Độ đào tạo về tàu ngầm, nhưng bốn năm sau, Ấn Độ mới thông báo bắt đầu đào tạo các sinh viên - sĩ quan và sĩ quan hải quân Việt Nam.
Một trong 6 tàu ngầm Nga đang đóng cho Việt Nam
Hiện nay, Ấn Độ đang huấn luyện các quy trình thoát hiểm ở tàu ngầm cho các thủy thủ Việt Nam. Interfax-AVN ngày 29-3 cho biết, các thủy thủ Việt Nam được đào tạo cho chiếc tàu ngầm đầu tiên trong số 6 tàu ngầm động cơ diesel đang được đóng tại nhà máy đóng tàu Admiralty, theo đơn đặt hàng của Việt Nam.
“Công trình xây dựng sản xuất lô hàng xuất khẩu của Nhà máy đóng tàu Admiralty đang được tiến hành khẩn trương. Hiện đã bắt đầu việc đào tạo huấn luyện thủy thủ đoàn cho phía đặt hàng trên chiếc tàu ngầm đầu tiên, đặt tại thị trấn Svetlui, gần thành phố Kaliningrad”, một nguồn tin trong ngành đóng tàu Nga cho biết.
Theo báo chí Nga từ ngày 1-3-2013, tàu ngầm Kilo thứ hai của Việt Nam mang tên HQ-183 TP Hồ Chí Minh chính thức ra biển thử nghiệm.
Hiện cả hai chiếc tàu ngầm Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều đang tiến hành thử nghiệm trên vùng biển Baltic. Sau đó tiếp tục thực hiện các khâu thử nghiệm trước khi trở về cảng để khắc phục những vấn đề còn gặp phải trong quá trình thử nghiệm. Sau khi hoàn thành, 2 tàu ngầm này sẽ lên đường về Việt Nam. Phía nhà sản xuất tiến hành cho Kilo của Việt nam thử nghiệm cùng tàu ngầm Lada của Nga (hiện cũng đang trong quá trình thử nghiệm) và một số tàu chiến khác trên vùng biển này.
Tàu ngầm Kilo đầu tiên của Hải quân Việt Nam mang tên HQ-182 Hà Nội đã thử nghiệm thành công 12 lần lặn sâu trên biển Baltic. Tuy nhiên trong quá trình thử nghiệm đã gặp phải đôi chút khó khăn. Theo các chuyên gia, nguyên nhân do tàu ngầm Hà Nội của Việt Nam được thiết kế quá hiện đại.
Tàu ngầm lớp Kilo có lượng giãn nước từ 3.000-3.950 tấn (với tải trọng tối đa), hoạt động ở độ sâu trung bình là 240 m và có thể lặn sâu tối đa 300 m. Tàu có tầm hoạt động 6.000 - 7.500 hải lý (khi chạy ở tốc độ 7 hải lý/h), thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm và thủy thủ đoàn 52 người.
Vũ khí của tầu bao gồm 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm, tên lửa chống tàu Club-S, 24 quả thủy lôi, tên lửa phòng không 9K34 Strela-3 hoặc 8 tên lửa 9K38 Igla. Tàu được thiết kế với sứ mệnh chống ngầm, chống tàu nổi và chống cả máy bay tầm thấp. Ngoài ra, Kilo 636 còn có động cơ chạy êm nhất thế giới thích hợp trong các nhiệm vụ trinh sát và tuần tra.
Bình luận (0)