xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Việt Nam sẽ sản xuất thuốc độc thi hành án tử hình

Tin-ảnh: T.Dũng

(NLĐO)- Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cho biết, do nước ngoài không chấp nhận bán thuốc cho mục đích tử hình người phạm tội nên Việt Nam sẽ sản xuất thuốc độc để thi hành án tử hình. Hiện cả nước còn 532 bị án tử hình chưa thi hành.

Sáng 23-1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị triển khai thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Phòng chống tham nhũng và nghị quyết của Quốc hội về công tác phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm.

 

img
Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cho biết, Việt Nam sẽ sản xuất thuốc độc thi hành án tử hình
 
Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Trần Đại Quang cho biết, về tình hình thực hiện Đề án triển khai thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc, đến thời điểm này, Bộ Công an đã tập trung chỉ đạo hoàn thành việc xây dựng, lắp đặt thiết bị phục vụ thi hành án tử hình tại 5 trại tạm giam thuộc: Công an TP Hà Nội, TP HCM, Sơn La, Nghệ An và Đắk Lắk.

 

Bên cạnh đó, Bộ Công an cũng tổ chức đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc cho cán bộ chiến sĩ Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp thuộc công an 63 tỉnh thành và cán bộ chiến sĩ các đơn vị thi hành án trong quân đội.

 

Trong khi đó, theo Đại tướng Trần Đại Quang, Nghị định 82/CP năm 2011 của Chính phủ quy định nguồn thuốc độc để thực hiện tử hình người bị kết án được mua từ nước ngoài. Tuy nhiên, việc thi hành án đã bị “tắc” vì phía nước ngoài không chấp nhận bán thuốc cho mục đích tử hình người phạm tội vì xu hướng bãi bỏ hình phạt tử hình trên thế giới.

 

Bộ trưởng Trần Đại Quang cho biết, hiện đang phối hợp với các bộ, ngành xây dựng và trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định số 82/CP quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc, theo hướng sử dụng thuốc độc sản xuất trong nước.

 

Hiện dự thảo Nghị định này đang được Bộ Tư pháp thẩm định. “Đến thời điểm này, còn 532 bị án tử hình chưa thi hành do phải chờ sửa đổi Nghị định số 82/CP thì mới có nguồn thuốc độc phục vụ thi hành án” - Bộ trưởng Quang cho hay.

 

Trước đó, tại kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XIII (tháng 10-2012), trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng cho biết, việc nhập thuốc độc để thi hành án tử hình là rất khó khăn vì phía Châu Âu, nơi sản xuất chủ yếu, rất "chống" việc các nước nhập thuốc độc để thi hành án tử hình mà chỉ cho phép nhập để chữa bệnh. "Hiện Bộ Y tế cùng Bộ Công an tiến hành nghiên cứu để từng bước sản xuất thuốc độc ở trong nước để phục vụ công tác này” – bà Tiến cho biết. 
 
 

3 loại thuốc thi hành án tử hình

 

Theo Luật Thi hành án hình sự (có hiệu lực từ ngày 1-7-2011), việc thi hành án tử hình sử thay đổi hình thức từ xử bắn sang tiêm thuốc độc tử tù.

 

Theo Nghị định về thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc có hiệu lực từ 1-11-2011, thuốc tiêm được sử dụng khi thi hành án gồm: gây mê; làm tê liệt hệ thần kinh, cơ bắp; và ngừng hoạt động tim. 3 loại tân dược này do Bộ Y tế cấp theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

 

Việc tiêm thuốc độc được tiến hành tự động bằng máy. Tuy nhiên, do chưa nhập được thuốc độc, nên việc thi hành án tử hình với những bản án đã có hiệu lực pháp luật đã bị đình hoãn từ đó.

 

Còn theo Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp - Bộ Công an, mỗi năm phạm nhân bị thi hành án tử hình ở nước ta tăng 80 - 100 người. Các tử tù chủ yếu phạm tội giết người cướp tài sản và buôn bán ma túy.

 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo