VNA ký hợp đồng với ông Kim Tae Hun cách đây hơn một năm, thông qua một công ty cung cấp nguồn nhân lực của Indonesia. Ông Hồ Minh Tấn, Trưởng Phòng Tiêu chuẩn An toàn bay - Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, cho biết theo quy định của Việt Nam, các hãng hàng không nội địa được phép tự ban hành quy trình thuê phi công theo yêu cầu phát triển của hãng. Khi ký hợp đồng thuê phi công, hãng hàng không phải có đủ thông tin để bảo đảm độ tin cậy về nhân thân, bằng cấp cũng như kinh nghiệm của người được thuê.
Thời gian bay thực tế là một trong những yếu tố quan trọng quyết định trình độ của phi công và thỏa thuận mức lương. Trong hồ sơ gốc lưu tại Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, cơ phó Kim Tae Hun được xác nhận là đã có 680 giờ bay trên loại tàu bay A320/321. Hãng hàng không có trách nhiệm bảo lãnh đối với người được thuê khi trình Cục Hàng không dân dụng Việt Nam làm thủ tục xin cấp chứng chỉ cho phép phi công bay. Trên cơ sở đề xuất của hãng, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam tiến hành kiểm tra lý thuyết cùng với bay thực tế trên mô hình giả định và cấp phép nếu phi công đó vượt qua các kỳ kiểm tra.
Phó cơ trưởng Kim Tae Hun đã gian dối Theo tờ Chosun Ilbo (Hàn Quốc) ra ngày 17-10, ngày 26-4, máy bay A320 của VNA chở 160 khách từ TPHCM đi Pusan cố gắng hạ cánh tại sân bay GimHae (Pusan) nhưng không thể bay đúng đường bay thông thường. Sau đó, chiếc máy bay này đã phải hạ cánh một lần nữa mới thành công. Có thông tin cho biết phó cơ trưởng Kim Tae Hun là người đáp máy bay không thành công. Cũng theo báo này, trong quá trình làm rõ sự việc, VNA đã phát hiện ông Kim Tae Hun giả mạo chữ ký và con dấu để làm giả giấy tờ. Trong khi đó, theo điều tra của nhà chức trách, ông Kim Tae Hun đã lấy bằng lái ở một nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, ông này đã nói dối về kinh nghiệm làm việc của mình là 680 giờ bay máy bay A320, trong khi chỉ có 1 giờ bay loại máy bay này._ Lương Cẩm Tú |
Bình luận (0)