Theo dự báo, ĐBSCL sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu. Trong ảnh: Người dân Cà Mau làm kè để chống sạt lở. Ảnh: TTXVN
* Phóng viên: Xin bộ trưởng cho biết thông điệp mà VN mang đến hội nghị lần này tập trung vào vấn đề gì đối với biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay?
- Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên: Hiện nay, đối với vấn đề biến đổi khí hậu và môi trường, thế giới đang chia thành hai nhóm quốc gia với hai luồng quan điểm khác nhau. Đó là các nước phát triển đang muốn các nước đang phát triển phải giảm thiểu chất thải, khí thải gây tác hại môi trường.
Trong khi các nước đang phát triển muốn các nước phát triển phải đầu tư tài chính cho vấn đề môi trường của các nước khó khăn. Thậm chí, các nước châu Phi còn yêu cầu các nước phát triển phải bồi thường về vấn đề môi trường.
Thông điệp mà VN gửi đến hội nghị lần này là khẳng định: VN là quốc gia không gây ra biến đổi khí hậu nhưng lại là quốc gia đứng đầu trong số trong 57 quốc gia chịu tác động của biến đổi khí hậu nặng nề nhất.
Tuy nhiên, VN lại là quốc gia xuất khẩu lương thực, thực phẩm hàng đầu thế giới. Lương thực VN nuôi sống trên 80 triệu dân trong nước và hàng trăm triệu dân các nước khác. Do vậy, thế giới mà cụ thể là các nước phát triển phải có trách nhiệm đối với VN về biến đổi khí hậu.
* VN sẽ phải đối mặt với vấn đề biến đổi khí hậu như thế nào và hậu quả sẽ ra sao?
- Các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở VN được xây dựng với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế. Theo đó, kịch bản nước biển dâng ở VN trong vòng 100 năm nữa là từ 0,75 m đến 1 m. Với 0,75 m thì ĐBSCL sẽ ngập 19% diện tích tự nhiên và với 1 m thì sẽ có 38% diện tích bị ngập...
* Cụ thể VN sẽ kêu gọi các nước phát triển hỗ trợ vấn đề gì để ứng phó với biến đổi khí hậu, thưa ông?
- VN khẳng định sự tác động của biến đổi khí hậu được ngăn chặn và giảm thiểu ở VN không chỉ có lợi cho VN mà còn đem lại lợi ích cho nhiều quốc gia khác. VN đã có nhiều nỗ lực trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu nhưng chỉ nội lực là không đủ mà cần có sự hỗ trợ, chia sẻ và giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.
VN đề nghị cộng đồng quốc tế hỗ trợ thêm tài chính, có chính sách ưu đãi trong chuyển giao công nghệ xử lý môi trường và giúp nâng cao năng lực quản lý, đào tạo nhân lực trong lĩnh vực môi trường, biến đổi khí hậu.
* VN đã nỗ lực như thế nào đối với biến đổi khí hậu, thưa ông?
- VN là quốc gia luôn đặt vấn đề môi trường là mối quan tâm hàng đầu. Từ năm 2008, VN đã hoàn tất chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, VN đã quy hoạch và xây dựng hàng ngàn km đê biển, khu vực ĐBSCL được xem là chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu đã làm bao đê để chống nhiễm mặn; chương trình tiết kiệm năng lượng hiệu quả từ 10%-15% để giảm khí CO2; chương trình quốc gia về phòng thiên tai; chương trình giảm thiểu khí thải; chương trình công nghiệp xanh, thân thiện môi trường; xây dựng nền kinh tế carbon thấp.
Chính phủ VN đã dành 1.965 tỉ đồng cho chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu đối với các kịch bản nước biển dâng (giai đoạn 2009 – 2015)...
Tới đây, VN sẽ đột phá về truyền thông, nâng cao nhận thức về môi trường của người dân và tăng cường kiểm tra, giám sát môi trường tại các KCN, làng nghề...
Đài BBC làm phóng sự về đồng bằng sông Cửu Long
T.Sương |
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Khẩn trương triển khai quy hoạch hệ thống phòng chống thiên tai
B.T.D |
Bình luận (0)