Các chuyên gia xã hội học đều chung nhận định: Vô cảm đang có chiều hướng gia tăng về tính chất lẫn cường độ. Đây là sản phẩm xã hội của quá trình đô thị hóa, nơi mà tính cố kết cộng đồng đang dần bị thay thế bởi tính lợi ích cá nhân.
để giật tài sản xảy ra trên đường Cộng Hòa giữa tháng 9-2012, được đại diện lãnh đạo Bộ Công an trao bằng khen. Ảnh: QUÝ LÂM
Ngại sự rắc rối, ngại “trả giá”
Nguyên do thứ hai được ThS Vũ Toản đưa ra là lối sống đô thị. “Đặc trưng của đô thị là có lối sống nhanh. Quan hệ trong đô thị chằng chịt. Sự trói buộc của các mối quan hệ buộc họ phải chạy đua. Nhiều tương tác xã hội khiến cá nhân phải có sự cân nhắc, lựa chọn hành vi có lợi cho bản thân. Về mặt nhận thức, họ muốn giúp đỡ. Nhưng về mặt hành động, họ lại đang chạy đua với các mối quan hệ nên không thể can dự”.
ThS Vũ Toản cũng cho rằng bên cạnh sự lựa chọn mang tính cá nhân, người dân còn kỳ vọng đối với các cơ quan chức năng. Sự phân công lao động theo chức năng xã hội trong đô thị cũng là một trong những nhân tố khiến người dân “nhường” trách nhiệm cứu giúp người bị nạn sang các cơ quan chuyên trách.
Phải tạo điều kiện để người dân thể hiện lòng tốt
Theo ThS Lê Minh Tiến, để hạn chế sự thờ ơ, vô cảm trước người gặp nạn, thiết chế xã hội nên tạo một môi trường để người dân có thể thực hiện hành vi mang tính tương giao mà không phải trả giá quá nhiều, hạn chế những rắc rối phát sinh cho bản thân người giúp đỡ. Nhà nước nên cấu trúc lại cách vận hành khi trợ giúp nạn nhân, tạo điều kiện cho người giúp đỡ người bị nạn gặp nhiều thuận lợi hơn.
Chưa quy được trách nhiệm Theo luật sư Hà Hải, Đoàn Luật sư TPHCM, điều 102 Bộ Luật Hình sự quy định: “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm”. Luật có quy định nhưng cơ quan chức năng đến nay vẫn chưa xử lý trường hợp nào, mặc dù thực tế có xảy ra. Để luật đi vào đời sống, theo luật sư Hải, các nhà làm luật cần ban hành văn bản dưới luật giải thích, hướng dẫn cụ thể thế nào là “có điều kiện mà không cứu giúp”, thế nào được xem là không “có điều kiện” cứu giúp. Trường hợp có chứng cứ và chứng cứ phù hợp với thực tế khách quan thì cho dù nghi can có chối tội, cơ quan công an cũng phải điều tra, làm rõ để xử lý.
T.Hồng |
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Đọc một đoạn trong bài thơ Dặn con của nhà thơ Trần Nhuận Minh: “Mình tạm gọi là no ấm/ Ai biết cơ trời vần xoay/ Lòng tốt gửi vào thiên hạ/ Biết đâu nuôi bố sau này…” rồi tôi ước.
Ước mỗi một cá nhân trong những hoàn cảnh ấy có thể đem “lòng tốt gửi vào thiên hạ”, để dành dụm cho một thứ tạm gọi là “ngân hàng tình yêu” gửi người thân mình mai sau. Ước mỗi một người dân “sống trong đời sống cần có một tấm lòng”… Tấm lòng ấy, không hẳn là ra tay nghĩa hiệp, đối mặt với những tên cướp táo tợn. Tấm lòng ấy, đơn giản hơn, chỉ cần là một nghĩa cử thăm hỏi, an ủi người bị nạn. Bắt nguồn ban đầu của sự vô cảm là ngại ngùng với cái đẹp, thờ ơ nhìn cái xấu, sợ hãi trước cái ác. Lâu dần, liệu sự vô cảm ấy có biến thành chất xúc tác khiến cái tôi con người ngày càng nghiệt ngã hơn rồi tiếp tay cho cái ác hay không? Chúng ta có thể lý giải rằng sự vô cảm là một tất yếu của xã hội hiện đại, khi mà giá trị vật chất đang “bay” lên, còn giá trị tinh thần đang giậm chân tại chỗ. Cũng có thể lý giải rằng chúng ta quá bận, không đủ thời gian để sẻ chia yêu thương cho người lạ...
Tóm lại, chúng ta có đủ lý do để biện hộ cho thái độ của mình. Thế nhưng, khi chính chúng ta trở thành người bị nạn, liệu chúng ta có cần tình thương và bàn tay dìu đỡ từ một lòng tốt qua đường hay không? Câu trả lời, chắc chắn là “có!”. Nguyễn Thị Trâm Anh |
Bình luận (0)