xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vỡ nợ, tôi chịu...

Tô Hà

Đăng đàn trả lời chất vấn tại Quốc hội ngày 10-6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh và Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng đã cho thấy những nỗ lực của bộ trong quản lý, điều hành; hai bộ trưởng đều nhận một phần trách nhiệm về những bất cập trong ngành, đồng thời... đẩy trách nhiệm sang những “địa chỉ” hoặc yếu tố khách quan khác

Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cả quyết như vậy để khẳng định nợ công vẫn ở mức an toàn

 

Là “tư lệnh” ngành đầu tiên trả lời chất vấn trong sáng 10-6, sau khi trình bày báo cáo giải quyết kiến nghị của cử tri từ sau kỳ họp thứ 6, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh trả lời trực tiếp chất vấn của 13 lượt đại biểu Quốc hội (ĐBQH), tập trung vào các nội dung: Trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc quản lý Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC); quản lý ngân sách Nhà nước; phòng ngừa rủi ro trong vay nợ Chính phủ, vay nợ quốc gia; điều hành giá...

 
SCIC không “sờ mó” vốn công
 
ĐB Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) hâm nóng nghị trường bằng câu hỏi về mức lương - thưởng cao ngất nghểu của lãnh đạo SCIC: “Thế giới và VN hiện có bộ trưởng nào kiêm chủ tịch HĐQT công ty hay không? Kết luận của Kiểm toán Nhà nước đã đề cập trách nhiệm của Bộ Tài chính, vậy Bộ Tài chính có trách nhiệm không?”.
 
Bộ trưởng Vũ Văn Ninh giải thích việc ông kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT ở SCIC là do Thủ tướng phân công, thế giới đã có tiền lệ. Về lương - thưởng, bộ trưởng trả lời khá dài dòng và “kết” lại: Lương cao là do nhiều khoản ngoài lương tính gộp vào, khiến dư luận hiểu không đúng.
 
“Vấn đề tôi đặt ra không chỉ nhằm vào SCIC mà rộng hơn là của các tập đoàn Nhà nước. Không phải lương bao nhiêu mà căn cứ tính lương thế nào. Doanh nghiệp (DN) lỗ hàng ngàn tỉ đồng nhưng trả lương cho phó tổng giám đốc người nước ngoài 3-5 tỉ đồng/năm?” - ĐB Thuyết truy vấn.
 
Theo ĐB Thuyết, thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, người ký duyệt lương của lãnh đạo SCIC, trước đó là thứ trưởng Bộ Tài chính. Nếu QH khóa XI bầu tổng Kiểm toán Nhà nước là một nguyên thứ trưởng Bộ Tài chính nữa sẽ thành vòng tròn khép kín! Bộ trưởng Vũ Văn Ninh vẫn khẳng định chế độ lương ở SCIC thực hiện đúng quy định, phần lương tăng thêm là do hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng.

img

ĐB Ngô Văn Minh: “Vì sao tăng thu ngân sách năm 2009 quá cao?” Ảnh: THẾ DŨNG

“Đề nghị bộ trưởng nói rõ trong cơ cấu lợi nhuận của SCIC, đâu là phần đầu tư từ vốn điều lệ, đâu là phần do tiếp nhận DN để chia cổ tức” - ĐB Trần Du Lịch (TPHCM) đặt vấn đề.
 
Bộ trưởng Vũ Văn Ninh diễn giải: “Phần đầu tư bằng vốn của SCIC đang có hiệu quả, ví dụ đầu tư vào thủy điện hiện lãi gấp đôi. Riêng phần nhận cổ tức từ DN, SCIC chỉ là thủ quỹ giữ hộ Nhà nước. Trong khi chưa tái đầu tư, SCIC gửi tài khoản có lãi ở ngân hàng và không được “sờ mó” một đồng nào ở đây cả”.
 
Thu ngân sách cao do dự báo sai
 
Vấn đề thu chi ngân sách và nợ quốc gia được ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam) đặc biệt quan tâm qua hai câu hỏi vì sao tăng thu ngân sách năm 2009 quá cao so với dự toán và con số thực nợ công là bao nhiêu, cách quản lý nợ công thế nào?
 
Bộ trưởng Vũ Văn Ninh dẫn hàng loạt số liệu để biện minh rằng thu ngân sách quá cao so với dự toán là do không dự đoán được giá dầu thô và tăng thu ngân sách địa phương lớn, khoảng 33.000 tỉ đồng trong tổng mức tăng thu 50.000 tỉ đồng của năm 2009.
 
“Tôi chưa hài lòng với câu trả lời của bộ trưởng. Xin bộ trưởng đọc lại văn bản số 46 ngày 9-6 đã gửi ĐBQH. Bây giờ, bộ trưởng lại giải trình thêm một lý do nữa là tăng thu ngân sách thực chất ở địa phương chứ không phải ở Trung ương. Sao không nói lý do này vào văn bản số 46 mà lại dẫn giá dầu thô năm 2008?” - ĐB Minh chất vấn, đồng thời cho rằng phải làm rõ lý do, hệ quả tăng thu mới có cơ sở làm dự toán ngân sách của năm sau.  
 
img
Bộ trưởng Vũ Văn Ninh: “Do không dự đoán được giá dầu thô và tăng thu ngân sách địa phương lớn...”
 
Về nợ công, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cho biết nợ Chính phủ hiện nay là 41,9% GDP, trong đó nợ nước ngoài chiếm 58,8% GDP. Trong nợ nước ngoài, 86,5% là vay dài hạn.
 
Dẫn thêm các số liệu để khẳng định nợ công vẫn ở mức an toàn, Bộ trưởng Ninh chốt lại: “Tôi - với tư cách là Bộ trưởng Bộ Tài chính - không giấu chuyện này bởi vì nếu vỡ nợ, tôi là người phải chịu trách nhiệm đầu tiên. Cho nên phải báo cáo đầy đủ, báo cáo hết...”.
 
Bộ trưởng Ninh cũng phân tích thêm nếu làm dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, bình quân mỗi năm VN vay thêm khoảng 1,6 - 2 tỉ USD. Tính tất cả các dự án đã được QH quyết định đầu tư cho giao thông, thủy lợi, bệnh viện, trường học..., từ nay đến năm 2015, VN phải phát hành thêm gần 300.000 tỉ đồng trái phiếu Chính phủ, làm tăng thêm khoảng 3% dư nợ quốc gia hằng năm.
 
Giá xăng, thuốc: Không thả nổi nhưng... khó quản (!)
 
Cho rằng cơ quan quản lý Nhà nước điều hành giá xăng một cách duy ý chí hoặc chỉ dựa vào sức ép dư luận để yêu cầu DN tăng, giảm giá, ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) đề nghị Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cho biết sẽ phải làm gì để thể hiện rõ hơn vai trò trách nhiệm quản lý giá của Nhà nước đối với mặt hàng quan trọng này.
 
Không đồng tình với nhận xét của ĐB Khánh, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh nói cơ chế điều hành giá xăng dầu đang được vận hành đúng theo nguyên tắc thị trường có sự định hướng của Nhà nước. Vừa qua, Chính phủ yêu cầu DN giảm giá bán không phải vì sức ép dư luận mà vì mục tiêu kiềm chế lạm phát. Trong khi đó, ĐB Trần Du Lịch cho rằng chuyện lùm xùm về giá xăng còn có nguyên nhân từ hệ thống phân phối bất ổn...
 
Về giá thuốc chữa bệnh, ĐB Danh Út (Kiên Giang) chất vấn: “Có phải giá thuốc đang bị thả nổi vì không thuộc 14 mặt hàng trong diện bình ổn giá? Người bệnh bị các DN dược làm giá hết sức nhẫn tâm, bán thuốc cao hơn giá thành 4 - 5 lần?”. Bộ trưởng Vũ Văn Ninh giải trình rằng kiểm soát giá thuốc là vấn đề khó khăn vì các DN nhập khẩu đã làm giá từ “bên kia”. 
 
Được mời trả lời chất vấn cùng, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu chia sẻ: “Chính phủ đã biết hiện tượng này và chỉ đạo rất quyết liệt. Trong 22.000 mặt hàng thuốc, có loại tăng giá dữ dội. Một số thuốc đặc trị, biệt dược, thuốc quý hiếm đã tăng 200% - 300%. Nguyên nhân, giải pháp đã được Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH cùng với Bộ Y tế và các bộ liên quan mổ xẻ, đã và đang có những giải pháp rất tích cực, bước đầu đã có hiệu quả”.
 
ĐB Danh Út truy tiếp: “Qua thanh - kiểm tra việc kê khai niêm yết giá, 11 DN sai phạm bị phạt chỉ 80,5 triệu đồng là quá nhẹ”. Bộ trưởng Vũ Văn Ninh thừa nhận mức phạt hành chính còn nhẹ, không đủ sức răn đe. Bộ sẽ ghi nhận và kiến nghị Chính phủ có điều chỉnh thích hợp.
 

“Đại phẫu” VFA

 
Cho nước ngoài thuê đất rừng: Đúng luật!

Trong ngày làm việc tại QH sáng 10-6, trước phần chất vấn và trả lời chất vấn, ông Trần Thế Vượng, Trưởng Ban Dân nguyện của QH, đã trình bày báo cáo kết quả giám sát giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 6, QH khóa XII của Ủy ban Thường vụ QH. Báo cáo có nội dung cho biết Ủy ban Thường vụ QH đã kiến nghị xem lại vai trò của Hiệp hội Lương thực VN (VFA) trong việc điều hành xuất khẩu gạo.

 
Ủy ban Thường vụ QH cho rằng Bộ Nội vụ và Bộ Công Thương đã không làm đủ trách nhiệm theo quy định của pháp luật khi nghiên cứu, quyết định điều lệ của VFA.
 
Vì vậy, trong điều lệ của VFA có những nhiệm vụ, quyền hạn không phù hợp với quy định tại điều 9, Luật Thương mại. Ủy ban Thường vụ QH cũng cho rằng quy chế đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo do chủ tịch VFA ban hành là văn bản thể hiện hoạt động quản lý, điều hành hoạt động xuất khẩu gạo với đối tượng điều chỉnh không chỉ thành viên hiệp hội mà cả các thương nhân tham gia hoạt động này và cơ quan Nhà nước (hải quan).
 
Ủy ban Thường vụ QH đề nghị Chính phủ giao khắc phục những vấn đề nêu trên khi ban hành nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo, đồng thời chỉ đạo Bộ Nội vụ với sự tham gia của Bộ Công Thương kịp thời xem xét lại quyết định phê duyệt điều lệ VFA để bảo đảm đúng các quy định của pháp luật.   
 
. Bộ NN-PTNT vừa có báo cáo gửi QH về việc cho nước ngoài thuê đất trồng rừng. Tại bản báo cáo, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát khẳng định các tỉnh đã thực hiện đúng pháp luật; các dự án trồng rừng của DN nước ngoài đều đã được thẩm định về quốc phòng, an ninh; hầu hết diện tích đất cho thuê và liên doanh, liên kết để trồng rừng đều là đất được quy hoạch để phát triển rừng sản xuất, chưa phát hiện việc cho thuê rừng hay đất rừng phòng hộ.
 
Tuy nhiên, ông Phát cũng nhìn nhận trong quá trình xây dựng dự án, do chưa nắm chắc khả năng về đất đai, chủ yếu dựa theo báo cáo của huyện và xã nên nhiều tỉnh đã cấp phép đầu tư với quy mô, diện tích vượt quá khả năng thực tế. Đặc biệt, một số địa phương còn dự kiến cho thuê cả diện tích đất đã có chủ hoặc đất rừng tự nhiên.

P.Dương - T.Dũng

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo