. Phóng viên: Thưa ông, nhiều người cho rằng lũ lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản ở miền Trung và Tây Nguyên có phần do tình trạng xây dựng thủy điện ồ ạt ở khu vực này. Ý kiến của ông thế nào?
- Ông Nguyễn Ty Niên: Đợt lũ lụt lịch sử ở miền Trung và Tây Nguyên lần này là do lượng mưa rất lớn. Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân thiên tai còn có yếu tố nhân tai. TP Tuy Hòa cao vậy mà còn ngập trắng.
Lãnh đạo thủy điện Sông Ba Hạ trả lời báo chí rằng đã xả nước với lưu lượng 14.000 m3/giây, điều này thật kinh khủng! Với kinh nghiệm làm công tác đê điều và phòng chống lụt bão nhiều năm, tôi rất kinh ngạc về chuyện này.
Nên nhớ là thiết kế lũ tới 500 năm sau ở sông Đà, sau khi điều tiết của hồ thủy điện Hòa Bình, Sơn La qua sông Đuống rồi chảy về sông Hồng (đoạn qua Hà Nội), mức lớn nhất chỉ có 20.000 m3/giây, trong khi đây là hệ thống sông lớn; còn đối với sông Ba Hạ mà xả tới 14.000 m3/giây thì mức độ rất khủng khiếp.
. Ông đánh giá thế nào về tác hại của tình trạng thủy điện đua nhau xả lũ?
- Chính phủ cần chỉ đạo xem xét, làm rõ quy trình vận hành các hồ chứa hiện nay. Đợt lũ lụt đang diễn ra là lời cảnh tỉnh sớm đối với tình trạng bậc thang thủy điện. Đặc biệt, hệ thống sông Đồng Nai là nguy cơ rất lớn cho TPHCM vì có tới 7-8 bậc thang lớn, trong khi hồ chứa nào cũng rất lớn, hồ nhỏ nhất đã có sức chứa vài trăm triệu mét khối nước (Trị An 1,5 tỉ m3, Dầu Tiếng 1,5 tỉ m3, rồi Hàm Thuận - Đa My, Đồng Nai 1...).
Công trình thủy điện Sông Tranh 1 ở vùng cao tỉnh Quảng
tác động bất lợi đến đời sống người dân ở hạ lưu. Ảnh: P.TRỊNH
Mặc dù cả thủy điện A Vương và thủy điện Sông Ba Hạ đều khẳng định xả lũ đúng quy trình nhưng điều tôi băn khoăn là quy trình mà họ nói có bảo đảm tổng thể cho cả lưu vực sông hay chỉ vì lợi ích cục bộ.
Ví dụ, hồ thủy điện Hòa Bình được xây dựng theo quy trình cực kỳ chặt chẽ. Từ dự báo thủy văn, điều hành cho mùa lũ, mức nào được xả đến mức xả bao nhiêu... đều phải báo cho dân hoặc có lệnh di dân; quy trình cắt lũ, quy trình xả lũ đều phải quy định rõ ràng.
Hồ thủy điện Sông Ba Hạ xả tới 14.000 m3/giây là rất lớn. Hiện chúng ta chưa có quy trình vận hành quản lý liên hồ mà chỉ có quy trình của riêng từng hồ. Ông Đào Xuân Học (Thứ trưởng Bộ NN- PTNT) |
. Có nghĩa là việc quản lý thủy điện theo lưu vực sông đang bị bỏ ngỏ?
- Đến nay chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý việc xả lũ. Hiện có 3 bộ quản lý về nước, gồm Tài nguyên - Môi trường quản lý về tài nguyên nước, NN-PTNT quản lý về các hồ chứa thủy lợi, Công Thương quản lý các thủy điện lớn sau khi có quy trình (thủy điện nhỏ do địa phương quản lý).
Cơ quan nào quản lý đi nữa cũng phải có chuyên ngành thật sâu, có nhiệm vụ tư vấn, cân bằng lợi ích của các bên, có trách nhiệm bảo đảm an toàn, an sinh thật cao và chịu trách nhiệm trước nhân dân.
Các bộ, ngành hiện nay có chức năng nhưng không có... bộ máy, ví như Bộ Tài nguyên - Môi trường được Chính phủ giao quản lý chung nhưng lại không có lực lượng chuyên môn. Rất tiếc, chúng ta đã bỏ Bộ Thủy lợi (chuyên sâu về quy hoạch, quản lý các dòng sông, phòng chống lụt bão).
Dừng ngay các dự án thủy điện mới TS Nghiêm Vũ Khải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, nói như vậy khi trao đổi với Báo NLĐ bên hành lang Quốc hội ngày 5-11 về tác động của tình trạng “bội thực” thủy điện đến môi trường sống.
Phạm Dương |
Bình luận (0)